Thảo Phương: Làm sao trở lại mùa Đông/ Dòng sông cây cầu đã gẫy/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Làm như mùa Đông đã về Thứ ba, 26/1/2010 | 10:58:58 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Tin văn
DIỄN TỪ CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
Nguyễn Thiện Nhân ( 1/5/2010 11:04:24 AM )

Phó Thủ tướng nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

Deputy Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam

 

 

 



- Thưa các nhà văn, các dịch giả và các vị đại biểu

 

Từ 31 quốc gia khác nhau, từ nhiều nền văn hoá khác nhau, các bạn đã đến với đất nước Việt Nam, đến thủ đô Hà Nội sắp kỉ niệm 1000 năm tuổi của chúng tôi, với một tấm lòng bè bạn, với mong muốn tốt đẹp muốn tìm hiểu đất nước và nhân dân chúng tôi, để tìm hiểu, dịch và giới thiệu văn học Việt Nam đến nhân dân đất nước các bạn.

 

Thay mặt 86 triệu người dân Việt Nam, tôi xin gửi tới các nhà văn, các dịch giả, các vị khách quý lời chúc mừng chân thành nhất và lời chúc tốt đẹp nhất cho cho năm 2010.

 

Văn học là sự phản ánh cái sâu sắc nhất, cái rung động nhất, cái phổ biến nhất, cái riêng nhất trong đời sống, trong lịch sử của một dân tộc, một quốc gia mà khi được viết thành lời, sẽ làm cho người đọc thấy cuộc sống đẹp hơn, thấy yêu lịch sử, yêu con người, yêu các nền văn hoá  hơn, thấy trách nhiệm của mình lớn hơn với gia đình, cộng đồng của mình, đất nước mình và nhân loại. Vì vậy, chọn lọc các tác phẩm băn học tiêu biểu nhất, hay nhất của các nước để giới thiệu cho nhân dân các nước và là một việc làm có ý nghĩa, đem lại hạnh phúc cho người dân, cho các quốc gia và góp phần làm cho hoà bình ngày càng vững chắc.

 

Để các tác phẩm chọn lọc như vậy đến được với hàng triệu người đọc ở các nước khác, việc dịch và quảng bá tác phẩm là khâu quyết định. Đó là một công việc khó khăn, phức tạp, vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật, một công việc cần đến tài năng sáng tạo và tình yêu.

 

Việt Nam đã dịch các tác phẩm văn học của rất nhiều nước, đã dịch nhiều tác phẩm lớn của nhân loại, và vẫn tiếp tục làm công việc vô cùng cần thiết đó. Một số tác phẩm của Văn học Việt Nam cũng đã được dịch ra một số thứ tiếng trên thế giới. Chẳng hạn Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và rất được yêu quý. Nhà thơ Hồ Xuân Hương (thế kỷ 18), ở đâu cũng được chào đón như nhà thơ kỳ lạ. Và thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với cuộc chiến đấu gian truân giành độc lập tự do của nhân dân chúng tôi dưới sự dẫn dắt của Người, đã tìm thấy tấm lòng đồng điệu trên khắp thế giới... Các tác phẩm do các nhà văn chúng tôi viết trong khói lửa chiến tranh, một thời đã được dịch và đọc ở nhiều nước, đặc biệt là ở Nga, ở Nhật, ở Cu ba... Ngày nay, cuộc chiến đã qua, nhưng chúng tôi tin rằng ký ức về cuộc chiến tranh anh hùng và khốc liệt ấy, cùng với những tác phẩm về cuộc sống hiện nay và đổi mới hơn 20 năm qua trên đất nước chúng tôi, vẫn sẽ tìm được bạn đọc ở nhiều nước. Tôi nghĩ rằng, nền văn học của chúng tôi có cùng tuổi với Thăng Long nghìn năm - không kể văn học dân gian - có nhiều tác phẩm hay, phản ánh số phận lịch sử và sự vươn lên của nhân dân và đất nước chúng tôi, phản ánh tình yêu gia đình, tình yêu con người, tâm hồn đầy thương yêu, cao quý, cũng như những trăn trở, đau khổ trước cuộc sống, với một nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, đáng được các bạn, quan tâm nghiên cứu, chọn lọc, dịch và giới thiệu nhiều hơn.

 

Hôm nay, các bạn đã đến đây, đến với Việt Nam của quá khứ, hiện tại và tương lai. Tôi tin rằng đó sẽ là một sự khởi đầu mới. Đó sẽ là khởi đầu cho sự tìm hiểu toàn diện nền văn học, văn hoá Việt Nam, khởi đầu cho việc dịch và giới thiệu văn học, văn hoá Việt Nam ra tất cả các châu lục. Tôi tin rằng Hội Nhà văn Việt Nam và các cơ quan hữu trách khác, sẽ cùng làm việc đó với các bạn, giúp đỡ các bạn trong việc làm cao quý của mình.

 

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam, tôi xin chúc mừng và cám ơn các bạn đã đến Việt Nam dự hội nghị, và nhân dịp năm mới, tôi xin chúc các bạn dồi dào sức sáng tạo, chúc các bạn, gia đình, người thân của các bạn những hi vọng mới, những may mắn mới, sức khoẻ, an bình và hạnh phúc.

 

Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

 *

- Your excellencies, the Party and the State’s leaders

 

- Dear writers, translators and the delegates

 

You have been to Hanoi, the capital of Vietnam from 31 different nations with different cultures on our occasion of 1000th anniversary. You come with your hearts and good will to learn about our country and people so that you will know deeply about Vietnamese literature to translate and recommend her to your people. 

 

On behalf of 86 million of the Vietnamese, I would like to send my most sincere congratulations and the best wishes for the year 2010 to the authors, translators, distinguished visitors.

 

Literature reflects the deepest, the most touching, the most popular, and the most typical features of the life, one people’s history, one nation in words so that readers will feel life more beautiful, love their histories, humankind, and other cultures more. They will find they are more responsible for their families, community, the country and the mankind. Therefore, it is a meaningful deed to select the most typical, the best literary works of nations to recommend to the people of different nations, bringing about happiness for the people, nations and further strengthening peace.

 

In order to make those selective works reach millions of readers in other countries, the translation and propaganda work is decisive. It is a difficult and complicated work. It is both a science and an artist work that requires for talents, creativity, and love.

 

Vietnam has translated many literary works of several nations, many great works of the mankind and continued doing such essential work. Some Vietnamese literary works have also been translated into some foreign languages. For example, Truyen Kieu by Nguyen Du (1765-1820) has been translated into many foreign languages and beloved. Ho Xuan Huong poetess (18th century) was welcomed wherever she went to and regarded as a wonderful poetess.  And poems by the President Ho Chi Minh together with our hard struggle for independence and freedom under his leadership have gained empathy all over the world, etc.,. Works writen in fire and sword of the wars by our writers were once translated and read in many nations, especially in Russia, Japan, and Cuba, etc.,. Today, the wars are over, however, we believe that readers in many nations will still read works on memories of such fierce but heroic wars, works on current life, and the reform of over the past 20 years in our country. I think our literature is the same age with our Thang Long of 1,000 years – excluding folk literature – there are many interesting works that reflect the historic destiny, our people and country’s effort, loves for family and humankind, noble souls of loves as well as concerns, pains in life with a skilled use of words, which is all worthy for you to care about, make researches, select, translate, and recommend more.

 

You come here today, come to Vietnam of the past, present and future. I believe it is a new start. It is the start to comprehensively learn about Vietnamese literature and culture, translate and recommend Vietnamese literature and culture to all continents. I believe that Writers’ society of Vietnam and other concerned bodies will work with you, assist you with your noble work.

 

On behalf of the Government of Vietnam, the Vietnamese, I would like to congratulate you and thank you for having come to Vietnam for the conference and on the occasion of the new year, I would like to wish you good health, full of creativity. I wish you and your families, your relatives new hopes, good lucks, good health, peace, and happiness.

 

I wish the conference great success.

 

 

 

 



- Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Lễ khai mạc Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam(5/1/2010)
   DIỄN VĂN KHAI MẠC: HỘI NGHỊ QUỐC TẾ "GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIỆT NAM"(5/1/2010)
   Hội thảo sôi nổi, chân thành và thiết thực(6/1/2010)
   PHÁT BIỂU CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VHTTDL – HOÀNG TUẤN ANH TẠI TIỆC CHIÊU ĐÃI CÁC ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ “GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIỆT NAM”(6/1/2010)
   Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật(8/1/2010)
   Đêm thơ xao động Hạ Long(10/1/2010)
   Bế mạc Hội nghị Quốc tế Giới thiệu Văn học Việt Nam: Tràn đầy tình anh em và hy vọng(11/1/2010)
   THÔNG BÁO VỀ CHUYẾN ĐI ẤN ĐỘ(24/1/2010)
   Chúc mừng các hội viên mới (25/1/2010)
   Nguyễn Ngọc Hưng, người có số phiếu tuyệt đối (26/1/2010)
Các bài đã đăng:
   Hội nghị Quốc tế Giới thiệu Văn học Việt Nam: Tất cả đã sẵn sàng(4/1/2010)
   (31/12/2009)
   Để Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam thành công tốt đẹp(30/12/2009)
   Giao lưu Văn học cũng chính là Ngoại giao Văn hóa(28/12/2009)
   Gặp mặt tình nguyện viên Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học VN(26/12/2009)
   Đại hội IV Hội Nhà văn Lào(26/12/2009)
   Đám giỗ một thi nhân(23/12/2009)
   Hà Nội: xuất bản đại “Tuyển tập Nguyễn Hiếu”(18/12/2009)
   Họa sĩ Trần Khánh Chương tái đắc cử Chủ tịch Hội(17/12/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign