Thảo Phương: Làm sao trở lại mùa Đông/ Dòng sông cây cầu đã gẫy/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Làm như mùa Đông đã về Thứ ba, 26/1/2010 | 10:50:20 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Ai trao “sổ đỏ” thành Đại La cho Lý Công Uẩn?
Tiến sĩ Nguyễn Việt-Nguyễn Mạnh ( 1/12/2010 10:40:22 AM )
Đại La vốn là một thành hướng bắc, nhưng đến tháng 7/1010, khi Lý Công Uẩn chọn làm kinh đô Thăng Long, đã là một tòa thành hướng nam độc lập tự chủ. Giới chuyên môn cho rằng với 5 tháng chuẩn bị, việc xây dựng một kinh đô mới là không tưởng.
Chuẩn bị dời đô chỉ trong 5 tháng
Tháng 7 âm lịch năm 1010, thuyền rồng đưa triều đình nhà Lý từ Hoa Lư cập bến dưới chân thành Đại La.
Theo biên niên sử, ý tưởng dời đô có thể hình thành thực sự từ mùa xuân năm đó. Vốn là, sau khi lên ngôi cuối năm 1009, Lý Công Uẩn thu xếp việc triều chính, làm lễ lên ngôi, ăn Tết ở Hoa Lư rồi tháng hai năm 1010 về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh).
Đối với Lý Công Uẩn, ý tưởng tái lập nơi đặt bộ máy điều hành đất nước ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước đương thời hẳn đã hình thành từ lâu, nhưng thời điểm mang tính quyết định việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La có xuất phát điểm là chuyến thăm quê vào mùa xuân năm 1010.
Chúng ta đều biết, Lý Công Uẩn người gốc Giao Châu, được giới thiệu sung cấm vệ quân từ năm 1000, dưới triều nhà Tiền Lê.
Cuộc sống của viên tướng cấm vệ, rồi lấy vợ, sinh con (Lý Phật Tử) đã gắn liền ông với kinh đô Hoa Lư. Tuy nhiên, ngay sau khi lên ngôi, ông đã về thăm quê và hình thành rất nhanh quyết định dời đô.
Chỉ ba tháng sau khi thăm quê, tức vào tháng 5/1010, ông đã hoàn chỉnh kế hoạch dời đô và chính thức tuyên bố trước triều đình bằng "Chiếu Dời đô". Như vậy, công cuộc thực sự chuẩn bị cho dời đô chỉ diễn ra trong vòng năm tháng (từ tháng 2 đến tháng 7/1010).
Sử sách ghi nhận, ngay khi chuyển về kinh đô Thăng Long, triều đình đã ổn định được ngay. Còn những ghi chép sau đó về việc xây dựng thêm các cung điện chỉ nhằm mở rộng hoạt động của triều đình. Điều đó chứng tỏ tòa thành Đại La khi trở thành kinh đô Thăng Long (tháng 7/1010) đã là một kinh đô Đại Việt được chuẩn bị hoàn tất.
Sự chuẩn bị này có thể được tăng cường từ tháng 5, tức sau "Chiếu Dời đô". Tuy nhiên, khoảng thời gian ngắn ngủi - chưa đầy 2 tháng -  không thể đủ cho việc xây dựng một kinh đô mới.
Vậy nền tảng vật chất cho kinh đô mới Thăng Long hẳn đã được chuẩn bị từ trước đó.

Thời Lý Bí đã chọn mảnh đất Hoàng thành làm trung tâm
Lịch sử của việc chọn mảnh đất Hoàng Thành làm trung tâm đất nước được bắt đầu với lũy thành Tô Lịch của Lý Bí trong cuộc chiến chống quân Lương thế kỷ 6.
Đây là lũy thành quân sự được Lý Nam Đế xây dựng từ trước. Và sau khi thất trận ở Chu Diên (vùng Hưng Yên, Hà Nam), quân đội nước Vạn Xuân đã rút về cố thủ tại đây.
Chúng ta chưa có nhiều bằng chứng để khẳng định lũy thành này là kinh đô của nước Vạn Xuân đương thời. Thế nhưng, do hoạt động của triều đình nước Vạn Xuân dày đặc ở vùng quanh Hà Nội ngày nay như Long Biên, Ô Diên, Dạ Trạch... nên sau khi bình định lại Giao Châu, xuất hiện một huyện mới là Tống Bình.
Tên huyện Tống Bình tương truyền do nhà sơ Tống (một trong số Lục Triều – sáu triều đại thay nhau trị vì Trung Quốc sau thời Tam Quốc, thế kỷ 4-6) đặt ra, trong đó có một phần Hà Nội ngày nay.
Đầu thế kỷ 7, thứ sử nhà Tùy là Khâu Hòa đã đặt thủ phủ Đô hộ Giao Châu ở Tống Bình và xây thành lũy đô hộ phủ đầu tiên ở kề sông Tô Lịch vào khoảng thời gian đó. Tòa thành của Khâu Hòa có tên là “Tử thành”.
Tử thành (hay Tử Cấm thành) là cách gọi những vòng thành trung tâm trong cùng để bảo vệ vua và hoàng thất. Ở Giao Châu, đó là nơi che chở cho bộ máy đô hộ cao nhất, nơi ở và điều hành của thứ sử.
Các nhà sử học cho rằng vị trí “Tử thành” hẳn đã được chọn tâm điểm ở ngay trên gò Nùng, nay là vị trí điện Kính Thiên. Các đời về sau, cũng duy trì điểm cao tâm linh đắc địa này. Dấu vết gạch ngói, giếng nước có niên đại Tùy Đường khai quật được ở khu vực Hoàng Thành gần đây đã xác nhận sự có mặt của kiến trúc Tùy Đường trong Hoàng Thành.
Thành La rồi Đại La sau này được nhiều đời thứ sử tu bổ, mở rộng. Họ tập trung vào việc xây dựng vòng thành bao bên ngoài Tử thành (vòng thành hiện nay còn lại dấu vết, trên đó có những đoạn trùng với tòa thành vô băng xây dựng vào đời Nguyễn) và vòng đê thành bao dọc theo sông Tô Lịch-sông Hồng, mở rộng hơn về phía tây và phía nam Hoàng thành.
Tiêu biểu nhất đối với thành Đại La là công cuộc hoàn thiện của Cao Biền cuối thế kỷ 8 đầu thế kỷ 9.

Vì sao các tòa thành theo hướng bắc?
Chúng ta cần nhớ rằng tòa thành Đại La bắt đầu từ Khâu Hòa đến Cao Biền được xây dựng theo thể chế thành trì địa phương của đế chế Tùy, Đường. Điều đó có nghĩa là các mặt chính của tòa thành và dinh thự hành chính đều hướng về nơi Hoàng Đế nhà Tùy, Đường ngự trị.
Thành Đại La cũng như thành Luy Lâu do Sĩ Nhiếp đắp trước đó đều là thành hướng bắc.
Dựa vào ghi chép trong "An Nam chí lược" và "Việt Sử lược" (sách viết vào khoảng đời Trần) thì tòa thành Đại La do Trương Bá Nghi và Cao Biền đắp đều có bốn mặt hướng đông, tây, nam, bắc.
Ghi chép của "An Nam chí lược" về tòa thành do Trương Bá Nghi đắp cho biết mặt thành phía bắc là mặt chính, mở ba cửa và trên đó đều có lầu che. Hai mặt đông tây cũng có ba cửa không lầu che. Riêng mặt nam là mặt thông với khu dân cư mở tới 5 cửa trên đặt trống, loa. Như vậy, cũng giống như Luy Lâu, mặt nam thành tuy là mặt phụ nhưng lại dành cho các hoạt động dân cư, còn mặt chính mang tính nghi lễ hướng về phía bắc.

Tòa thành xoay hướng nam từ bao giờ?
Trong lịch sử Việt Nam, “sự hướng bắc” của thành Đại La gắn liền với bộ máy thần phục ở Giao Châu với nhà Đường.
Do Nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng rối loạn, Nam Bắc triều, Ngũ Đại-Thập Quốc, các thế lực hào trưởng Giao Châu nổi lên chiếm quyền Tiết độ sứ, như cha con họ Khúc (Thừa Dụ, Thừa Mỹ), họ Kiều (Công Tiễn), họ Dương (Đình Nghệ).
Các Tiết độ sứ này tuy là người Giao cát cứ nhưng trên danh nghĩa vẫn thụ phong và thần phục các triều đình Trung Hoa. Vì vậy, trước khi Ngô Quyền xưng vương (939), tòa thành Đại La vẫn là một tòa Đô hộ phủ hướng bắc. Có lẽ, đó là lý do Ngô Quyền không chọn Đại La làm kinh đô mà chọn Cổ Loa, một tòa thành hướng nam.
Thành Đại La gần như bỏ hoang từ những năm 939 đến khi Đinh Tiên Hoàng thống lĩnh thiên hạ lập nước Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, kinh đô nhà Tiền Lê lại được chọn đặt ở nơi hiểm yếu Hoa Lư đất Trường Châu (Ninh Bình hiện nay).
Thành Đại La với cương vị trung tâm quản lý, điều hành mọi sự ở Giao Châu được giao cho Đô hộ phủ Thái sư Lưu Cơ, người đồng hương và cũng là tên đứng đầu trong hàng quan được danh xưng trong buổi lễ lên ngôi Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng.
Vai trò của Lưu Cơ vì thế có thể sánh ngang hàng Phó Vương, giúp Đinh Tiên Hoàng cai quản phần đất trọng yếu và nhiều tiềm năng kinh tế nhất của đất nước đương thời, đó là toàn bộ miền Bắc nước ta từ Ninh Bình trở lên.

Cuộc đời và sự nghiệp Lưu Cơ
Theo thần tích và ghi chép trong sử sách thì Lưu Cơ người Ái Châu (vùng đất có lúc bao gồm cả khu vực Thanh Hóa và Ninh Bình hiện nay), quê ở Bồ Bát, Bạch Liên, Yên Mô tức thuộc đất Ninh Bình. Ông là đồng hương gần với Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn.
Thiếu thời, Lưu Cơ theo học Tri Hối tiên sinh ở Gia Viễn. Sau khi cha mẹ mất, ngoài 20 tuổi, ông theo Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, trực tiếp dẹp sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại.
Trong buổi thiết triều xưng danh quan tước đầu tiên của triều đình nhà Đinh, theo "Việt sử lược", ông đứng tên đầu và được trao chức Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ Giao Châu, đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La. Khi đó ông chừng 30 tuổi.
Lưu Cơ làm quan đến gần 70 tuổi thì cáo lão về hưu trí ở quê nhà, ba năm sau thì mất, thọ 73 tuổi.
Hiện, đền thờ ông còn ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, tỉnh Hưng Yên (đất Siêu Loại cũ). Tương truyền, đây là nơi ông đóng quân dẹp loạn sứ quân Lý Khuê năm xưa.
Theo giới chuyên môn thì Lưu Cơ là người đầu tiên biến tòa thành Đại La thuộc địa hướng bắc trở thành một tòa thành hướng nam độc lập tự chủ. Vì khi đó, Hoàng Đế Đại Việt ở Hoa Lư, tức ở về phía nam tòa thành Đại La. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hướng nhìn của cổng thành và dinh thự đời các Tiết độ sứ cũ phải được sửa đổi.
Ðây chính là lý giải hợp lý nhất cho sự phong phú di tích kiến trúc Hoa Lư tại các cuộc khai quật Hoàng Thành Thăng Long gần đây.

Vai trò của Lưu Cơ trong sự kiện 1000 năm Thăng Long
Theo ghi chép của thần phả, thần tích thì có lẽ Lưu Cơ trông coi tòa thành này cho đến khi cáo quan về hưu.
Như vậy, chẳng những Lưu Cơ là người đã cai quản và tu sửa thành Đại La của An Nam Đô hộ Phủ nhà Đường trở nên một tòa thành Đại Việt, mà ông còn là người chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của Lý Công Uẩn. Điều này giải thích tại sao chỉ trong một thời gian rất ngắn, triều đình nhà Lý đã có thể di chuyển từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Và, chính Lưu Cơ là người đã trao chìa khóa và “sổ đỏ” tòa La thành Đại Việt cho Lý Công Uẩn sau hơn 40 năm trông coi, tu tạo tòa thành này.
Với ý nghĩa đó, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chúng ta không thể quên vị Thái sư người Ái châu đáng kính này./.
  (vietnamnet)
 
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Phố Tây ngồi xổm và trà đá 'có ga'(18/1/2010)
   Thăng Long-Hà Nội nghìn năm tuổi(26/1/2010)
Các bài đã đăng:
   Danh sỹ hồ sĩ tạo viết về thăng long(2/1/2010)
   Bản đồ Việt từ 1.000 rồng vàng(1/1/2010)
   Lung linh sắc hoa Hà Nội(31/12/2009)
   Lễ hội trong khu phố cổ(27/12/2009)
   Để Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội thực sự trở thành ngày hội (21/12/2009)
   Đại doãn kinh sư Nguyễn Trung Ngạn và các nơi thờ ông(14/12/2009)
   Thơ văn xưa viết về Thăng Long - Hà Nội: Tây Hồ phong cảnh phú và Bồ Đề hoài cổ của Ngô Thì Sĩ(13/12/2009)
   Văn tế làng Đại Lan(11/12/2009)
   Nhà hát Lớn Hà Nội(3/12/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign