Đỗ Trung Lai: Cha m ẹ đã thành ra cổ tích/ Cỏ nằm kể mãi dưới chân nhang Thứ sáu, 29/1/2010 | 5:57:29 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Quán Văn Chương
Mỹ thuật Việt Nam tròng trành và /mà tiến tới
Đỗ Lão Bạng ( 11/27/2009 10:29:18 AM )
Từ năm 1986, khi nhà nước Việt Nam thi hành chính sách đổi mới và mở cửa, xóa bỏ tình trạng bao cấp kinh tế và phần nào bao cấp tư tưởng, nghệ thuật Việt Nam có những bước phát triển mới, vượt thoát tình trạng sử thi, hòa nhập trước với khu vực và sau với thế giới. Văn học với Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... Âm nhạc, điện ảnh đều có những đột phá mới. Nhưng đáng lưu ý hơn cả là sự tiến triển mạnh mẽ và đều khắp của mỹ thuật, trong đó đặc biệt là hội họa.
Trước đổi mới, hội họa so với các bộ môn khác của nghệ thuật, nhất là văn chương- thứ nghệ thuật ngôn từ ấy, đã có nhiều hơn những cập nhật và, quan trọng hơn, cập thế giới. Điều này trước hết hẳn là do vật liệu của hội họa (màu sắc, đường nét, hình khối, mảng miếng) không có nghĩa tự thân, mà chỉ mang nghĩa khi ở thế tương quan lẫn nhau trong bức tranh, còn vật liệu ngôn từ thì tự thân nó đã mang nghĩa. Bởi thế, trong khi ai cũng có thể làm phê bình văn học được, miễn là không bị chứng mất ngôn ngữ, thì không phải như vậy với phê bình mỹ thuật. Đây, có lẽ, chính là “mảnh ruộng phần trăm” cho tự do của họa sĩ. Nhưng, điều quan trọng hơn là, khi vật liệu đã trở thành nghệ thuật, ngôn ngữ của hội họa mang tính phổ quát, nên ít gặp những rào cản tâm lý – văn hóa tộc người hay ý thức hệ như ở ngôn ngữ văn chương. Các họa sĩ Việt Nam, vì thế, “đọc” và “nói” được với các họa sĩ nước ngoài nhờ thứ “ngôn ngữ chung” này và dễ tiếp xúc và tiếp nhận nghệ thuật mới.
Và cũng vì vậy, Mở cửa tác động tức thì đến hội họa. Lần đầu tiên ở Việt Nam, xuất hiện một thị trường nghệ thuật/ tranh sôi động đến như vậy. Du khách nước ngoài đến Việt Nam mua tranh về làm vật kỷ niệm. Các nhà sưu tầm, nghiên cứu cũng mua tranh Việt Nam vì coi trọng sắc thái địa phương trong thời buổi đa ngôn ngữ văn hóa - thẩm mỹ. Tranh pháo, từ văn hóa quà tặng bỗng chốc trở thành văn hóa hàng hóa, đã là nguồn kích thích sáng tạo của người họa sĩ không chỉ ở phương diện tinh thần. Nhiều họa sĩ giàu lên trông thấy, nhất là ở những người vẽ tranh chợ để đáp ứng thói chuộng lạ (exotisme) của du khách. Nhưng cũng không ít họa sĩ giàu lên do làm hội họa đích thực, đặc biệt là những ai tìm tòi, sáng tạo một ngôn ngữ mới. Làng mỹ thuật Việt Nam xuất hiện một nhân vật mới là curator. Từ đây, tranh bày, rao bán không chỉ ở các nhà triển lãm của nhà nước, mà chủ yếu ở các gallery cá nhân mới mọc, đặc biệt thông qua các curator ở các triển lãm cá nhân (lưu động) ở nước ngoài hoặc tham gia các triển lãm tổ chức ở nước ngoài.
Trong giới nghệ sĩ Việt Nam, họa sĩ thường là những người có tính cách mạnh (mà trước đây, vẫn thường bị coi là thói tự do, bừa bãi) nên ham và dám trả giá cho ham muốn cách tân nghệ thuật của mình. Cuộc đời và những sáng tạo nghệ thuật ngoài lề của bốn đại thụ Nghiêm, Liên, Sáng, Phái là một minh chứng hùng hồn. Bây giờ, thời thế đã thay đổi, không chỉ lề được mở rộng mà phần nào được công nhận. Hơn nữa, các họa sĩ lại có đủ điều kiện vật chất để sáng tạo, có nhiều dịp đi nước ngoài để tiếp xúc nghệ thuật. Và, quan trọng nhất, là họ còn rất trẻ (y như lứa các nhà Thơ mới khi họ làm nên cuộc cách mạng thơ ca của mình). Bấy nhiêu điều kiện khiến họ càng quyết tâm đổi mới quan niệm thẩm mỹngôn ngữ nghệ thuật.
Sự đổi mới quan niệm thẩm mỹ và ngôn ngữ nghệ thuật này, xét cho cùng, thể hiện sự thay đổi quan niệm về thực tại và sự tìm kiếm những cách biểu đạt thực tại mới. Con người có một khao khát bản thể luận là tìm hiểu thế giới quanh mình. Đó là một tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của mình, hay chỉ do ý thức của mình nhào nặn nên? Lẽ phải thông thường cũng như sự phát triển của khoa học tự nhiên nghiêng về câu trả lời thực tại như là một thế giới khách quan mà tư duy chỉ là một sản phẩm của nó và, do đó, có khả năng phản ánh nó một cách trung thực bằng các phán đoán triết học, các tri thức khoa học, nhất là toán học, kể cả các ngôn ngữ nghệ thuật. Một bức tranh về thế giới hoàn toàn được xác định với vật lý học cổ điển của Newton. Như từ đầu thế kỷ XX, với thuyết tương đối của Einstein, với cơ học lượng tử, nhất là vật lý học nguyên tử, thì các thực tại vật chất “rắn chắc” ấy bị lung lay tận gốc, thậm chí không xác định được ánh sáng là sóng hay hạt. Không gian và thời gian cũng không còn là cái khung bất biến và vĩnh cửu chứa đựng vật chất nữa, mà chỉ là một thuộc tính của nó. Do đó, không gian không chỉ có ba chiều, mà bốn chiều: chiều thời- không gian, thậm chí đến 11 chiều. Hơn nữa, với Ferrdinand de Saussure, ngôn ngữ không phải để diễn tả thế giới mà để tạo ra ý nghĩa cho thế giới, tức tạo ra chính thế giới. Bởi, thế giới chỉ là thế giới khi nó mang nghĩa. Tất cả những điều này gây nên sự khủng hoảng thực tại và sau đó là khủng hoảng của sự biểu đạt thực tại.
Như vậy, trong nghệ thuật, để sáng tạo ra ngôn ngữ mới, ngôn ngữ hiện đại, phù hợp với cái nhìn mới về thực tại, nghệ sĩ phải từ bỏ ngôn ngữ cũ (ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực)- nguồn gốc của hình ảnh giả tạm và méo mó của thực tại. Riêng mỹ thuật, với tư cách là một nghệ thuật không gian, với thuyết mô phỏng, chủ nghĩa hàn lâm và chủ nghĩa hiện thực, thường vẫn được coi là có nhiều khả năng hơn cả so với các bộ môn nghệ thuật khác trong việc biểu đạt trung thành thực tại. Bởi thế, khi sự khủng hoảng thực tại xảy ra, mỹ thuật là bộ môn nghệ thuật đầu tiên chịu hậu quả và, do đó, cũng là bộ môn đầu tiên đi tìm các phương thức biểu đạt mới. Khước từ miêu tả thực tại, xa rời các quy phạm hàn lâm, Paul Cézanne (1839- 1906) đã mở ra một hướng đi mới, có tính cách mạng cho hội họa là không vẽ bản thân thực tại mà vẽ cái hiệu quả của sự tri giác thực tại. Như vậy, thực tại không hiện hữu như một liên tục, mà đứt đoạn, vụn nát. Vì thế, cái nhìn phân mảnh mang tính chủ quan về thực tại này cần có một nền tảng cơ bản, cố định làm cơ sở cho sự thiên biến vạn hóa; đó là những khối hình học cơ bản. Cézanne, như vậy, đã vượt qua trường phái ấn tượng và đặt nền móng cho toàn bộ những tìm tòi để giải quyết sự khủng hoảng biểu đạt thực tại của hội họa hiện đại thế kỷ XX.
Có thể sơ đồ hóa diễn trình này theo ba giai đoạn[1] như sau:
Từ (1) cuộc khủng hoảng trong việc miêu tả thực tại
-       Cézanne
-       Chủ nghĩa lập thể
-       Chủ nghĩa Dada
-       Chủ nghĩa siêu thực
đến (2) sự biểu đạt cái bất khả biểu đạt (trừu tượng)
-       Chủ nghĩa siêu việt
-       De Stijl, v.v…
-       Chủ nghĩa kiến tạo
-       Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng
-       Chủ nghĩa tối thiểu
cuối cùng (3) sự phi biểu đạt (tức từ bỏ bản thân quá trình thẩm mỹ)
-       Chủ nghĩa khái niệm.
Với mỹ thuật Việt Nam, đổi mới quan niệm và ngôn ngữ nghệ thuật đồng nghĩa với việc vượt qua hội họa tả thực, với một phần gốc rễ dân gian và phần khác chủ yếu từ chủ nghĩa hiện thực. Do hoàn cảnh xã hội đặc biệt, đến đầu những năm 30, Việt Nam mới có hội họa bác học do những lớp họa sĩ đầu tiên tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông dương (1925-1945), như Nguyễn Phan Chánh, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí… Lối vẽ hàn lâm tả thực, thành tựu của hội họa phương Tây từ Phục Hưng đến cuối thế kỷ XIX, đã mang lại cho tranh của các họa sĩ Việt Nam này một vẻ đẹp rực rỡ của những bông hoa cuối mùa, không chỉ nổi tiếng ở Hà Nội mà cả ở Paris, thủ đô hội họa bấy giờ. Vì vậy, trong tâm thức họ không hề có một thoáng gợn nào về chủ nghĩa hiện thực. Chỉ vào đầu những năm 40 thì mới có những băn khoăn nào đó của Nguyễn Đỗ Cung và các họa sĩ lớp chót của Trường như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái… Nhưng rồi Cách mạng tháng Tám nổ ra và sau đó là kháng chiến chống Pháp. Với phương châm “Nghệ thuật và / là tuyên truyền”1 thì chủ nghĩa hiện thực lại được khẳng định thêm, chí ít trong ý thức đa số các nghệ sĩ. Các cuộc tranh luận về thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, về tranh sơn mài ở Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc vào các ngày 25, 26, 27, 28 tháng 9-1949 đã nói lên điều đó. Về sau, khi chủ nghĩa hiện thực còn được nâng lên thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, được ý thức hệ hóa và nhà nước hóa, thì hội họa tả thực, thậm chí chỉ cái thực nhìn thấy bằng mắt, đã trở thành khuôn mẫu chính thống và chính thức cho mọi họa sĩ. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân, có lúc, phải kêu lên một chân lý tưởng ai cũng biết: “Hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt, mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng”. Trong bối cảnh văn hóa đó, thì chỉ những tài năng đích thực, những nhân cách chân chính mới dám lệch/ vượt chuẩn. Những ngôi nhà mái ngói xô nghiêng theo nhịp điệu nội tâm của phố Nhớ Bùi Xuân Phái, những con người chân vuông, vai vuông trong cái nhìn hình học của Nguyễn Sáng, rồi con ngựa Thánh Gióng tám chân của Nguyễn Tư Nghiêm một thời đã gây ra bao ngỡ ngàng, bao lời phê phán.
Lớp họa sĩ từ Đối mới và Mở cửa, có thể nói, đã tạo ra một đứt đoạn với mỹ thuật chính thống trước đó, chấm dứt thời kỳ tiếp xúc biệt phái, ý thức hệ và mở đầu thời kỳ tiếp xúc đa phương, đa hệ. Giờ đây, sự đổi mới nghệ thuật không chỉ của một vài cá nhân thiên tài nữa, mà của một đông đảo họa sĩ thuộc mọi lứa tuổi, trong đó đa số là “đầu sáu”, “đầu bảy”. Hơn nữa, phần lớn các họa sĩ này đều sống bằng nghề tự do, đúng hơn bằng chính nghề của mình, hầu hết không nằm trong biên chế của một cơ quan nhà nước nào cả. Sự thoát khỏi thân phận nghệ sĩ- công chức này khiến họ ít nhiều bảo vệ được sự độc lập về tư tưởng nghệ thuật của mình.
Khước từ sự phản ánh trung thành thực tại, thế hệ họa sĩ này hướng tới một cái nhìn riêng, của mình, về thực tại. Tức là họ vẫn cho rằng có một thực tại cuối cùng, có thật, chung cho tất cả mọi người. Nhưng đây là một thực tại toàn thể, siêu việt, khó nắm bắt, chinh phục. Người nghệ sĩ, bằng cá tính riêng của mình, đưa ra những cái nhìn khác nhau về thực tại đó để cố gắng nắm bắt nó, đồng thời làm phong phú, mở rộng không gian thẩm mỹ của người thưởng thức. Các tác phẩm của họ, vì thế, đều đề cao giá trị cá nhân, chống lại chủ nghĩa tập thể, chống lại thứ mỹ học đồng phục. Trên hành trình tự thể hiện, tự biểu hiện này, người ta còn thấy ở nghệ thuật của họ những ảnh xạ tiền phong chủ nghĩa của các trường phái Dã thú, biểu hiện, Dada, lập thể, siêu thực, cực thực, tối giản, trừu tượng… Có điều, những tiếp nhận này có tiếp biến, tức được nhào nặn và tái tạo trong sự trải nghiệm cá nhân về cuộc đời và về nghệ thuật. Hoặc trong sự tìm về với suối nguồn dân gian và dân tộc, ở chủ đề, motif, hay tâm linh. Có thể tìm thấy điều này ở tranh Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Đặng Xuân Hòa, Trần Lương, Lê Quảng Hà, Đinh Ý Nhi, Lý Trần Quỳnh Giang…, hay gốm Nguyễn Bảo Toàn…
Một xu hướng khác là muốn kiến tạo một thực tại cho nghệ thuật. Nghệ sĩ thuộc xu hướng này cho rằng không có một thực tại khách quan, tự nó. Thế giới tồn tại dưới dạng những khả năng. Nó chỉ hiện thực hóa khi nào có sự tác động của ý thức con người. Bởi vậy, thế giới, theo nguyên lý vị nhân này, bao giờ cũng là thế giới do con người, con người và của con người. Tình trạng không có “bản nguyên” này khiến người nghệ sĩ được tự do kiến tạo nên những thế giới nghệ thuật của mình. Và để kiến tạo những thế giới như vậy, thì hội họa giá vẽ nhiều khi chật chội và không đủ. Bởi thế, nhiều họa sĩ phải mở rộng chất liệu, tìm đến những phương tiện biểu đạt mới như nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật thực địa (land art), nghệ thuật video…
Tính chất tổng hợp và đa phương tiện của hội họa phi giá vẽ này làm cho các nghệ sĩ tự do tạo nghĩa hơn. Một khi từ bỏ trật tự sự vật cũ mang tính bề mặt, bằng cấu trúc tác phẩm, nghệ sĩ tạo ra một trật tự mới mang tính bề sâu, thu hút những mảnh rời, phân tán, ngẫu nhiên thành một thực tại nhất quán, tự thân. Hình vẽ, đồ vật có sẵn, đồ vật mới tạo tác, thân thể, quần áo, động tác, cử chỉ… được cấu trúc hóa trở thành những ký hiệu, từ giã nghĩa có sẵn, nghĩa chất liệu để khoác một nghĩa mới. Rồi ký hiệu lại đẻ ra ký hiệu, tạo thành thế giới của ký hiệu, thế giới – ký hiệu, đôi khi cắt đứt hẳn với cái thế giới mà người ta vẫn hay quy chiếu đến. Nghệ thuật của Vũ Dân Tân, Đào Anh Khánh, Nguyễn Minh Thành, Jun Nguyễn Hatsushiba, Ly Hoàng Ly… là như vậy.
Mỹ thuật đương đại (như người ta vẫn thường dùng danh xưng này để chỉ nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, land art, nghệ thuật video,...) với hội họa giá vẽ hiện nay đã phá vỡ nhiều khái niệm nghệ thuật thông thường trước đây. Trước hết, phạm trù cái đẹp như là ga đi và ga đến của nghệ thuật được thay thế bằng phạm trù cái cao cả, hoặc cái siêu tuyệt. Bởi lẽ, cái đẹp với những thuộc tính như cân đối, hài hòa… chỉ thích ứng với nghệ thuật hàn lâm, tả thực hoặc ấn tượng, trong khi nghệ thuật hiện đại phải nắm bắt cái toàn thể, trừu tượng, và siêu việt. Sau đó, mỹ thuật vốn là một nghệ thuật không gian thuần túy đã biến thành nghệ thuật thời gian, chính xác hơn, nghệ thuật thời không gian, nghĩa là cái không gian nghệ thuật ấy không đứng im mà có di chuyển, diễn biến trong thời gian. Cuối cùng, mỹ thuật đương đại có tính quốc tế rất cao. Do vậy, khái niệm “nghệ sĩ Việt Nam” đôi khi còn được đặt trong một cách hiểu rộng lớn hơn - nghệ sĩ đến từ Việt Nam - bao gồm người có quốc tịch Việt Nam, người được sống và học hành ở Việt Nam, người có bạn bè Việt Nam, sáng tác trên cơ sở chất liệu Việt Nam và triển lãm, trưng bày ở Việt Nam...
Mỹ thuật Việt Nam từ Đổi mới đến nay, tuy đạt được nhiều thành tựu, nhất là trên diện rộng, nhưng dường như vẫn thiếu một chiều sâu triết học, ít nhất là triết học nghệ thuật, hoặc những khắc khoải tâm linh. Có thể, các nghệ sĩ còn phải phân tâm vào việc chinh phục công chúng, kể cả các nhà quản lý và hoạch định chính sách về văn hóa nghệ thuật. Sự mất liên lạc với thế giới trong một thời gian quá dài (1945- 1985) đã tạo ra một khoảng cách thẩm mỹ lớn giữa nghệ sĩ và công chúng, không thể lấp đầy trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn có lẽ là các họa sĩ Việt Nam lao vào đổi mới phần nhiều vì các bức xúc xã hội hoặc ẩn ức nghệ thuật. Bởi vậy, quá trình đổi mới này ít nhiều mang tính tự phát, chưa nhiều tính tự giác. Không ai sáng tác theo các lý thuyết về nghệ thuật nhưng việc nghiên cứu lý thuyết, một biểu hiện tập trung và đặc thù của triết học, và xa hơn, của văn hóa, sẽ cho phép họa sĩ nhận chân được nghệ thuật của mình, biết đặt nó vào dòng chảy thời đại, làm sâu sắc cái cá nhân bằng cái nhân loại.
Con thuyền mỹ thuật Việt Nam , như vậy, dù gặp nhiều tròng trành bởi sóng gió thời cuộc hoặc bởi ghềnh thác của những cái nhìn biệt phái, địa phương, nhưng nó vẫn tiến tới. Điều này càng khẳng định sự tất yếu của các nền mỹ thuật dân tộc phải hòa nhập vào dòng chảy chung của mỹ thuật đương đại thế giới. Nhất là khi thế giới ngày càng trở nên phẳng như hiện nay. Z
Đ.L.B
Tháng 10-2009
 


[1] Trích từ cuốn Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại, Richard Appignanesi-Chris Gattat, Nxb Trẻ, 2006, tr.45.
1 Cuộc tranh luận về Nghệ thuật và tuyên truyền giữa họa sĩ Tô Ngọc Vân với nhà lãnh đạo văn nghệ Đặng Thai Mai và Tổng bí thư Trường Chinh, năm 1948.
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Ba bác tuổi Dần (thơ vui)(12/12/2009)
Các bài đã đăng:
   Truyện Kiều: 5 kỷ lục thế giới và 7 kỷ lục Việt Nam - Những kỷ lục khó vượt qua(20/11/2009)
   Bài nói chuyện trong buổi hội thảo chống chiến tranh của sinh viên trường MIT (19/10/2009)
   Nổi đoá(21/9/2009)
   Họ hàng trùm phát xít Adolf Hitler hiện đang còn 39 người(16/9/2009)
   Liên hoan - Triển lãm ảnh ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Hồng vẫn còn ảnh “ lách luật” vào triển lãm.(14/9/2009)
   Nước Mỹ hiện có 40 triệu người sống dưới mức nghèo khổ(12/9/2009)
   Thông báo của Hội Nhà văn Việt Nam và Nhà xuất bản Văn học(9/9/2009)
   Ca trù nghệ thuật độc nhất vô nhị (8/9/2009)
   Bẩy giải pháp năng lượng(26/8/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign