Nguyễn Đức Mậu: Người hoá đá trọn đời nhan sắc/ Anh sẽ về cho đá lại là em  Thứ hai, 2/3/2009 | 5:26:19 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Phiếm luận
Tiếng nói Nhà văn
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Đừng chụp mũ lên đầu nhau

Vì sao người Việt Nam không thân thiện với người Trung Quốc?

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút

Cao Bá Quát - Có bị giết như sử sách nhà Nguyễn ghi?

THỐNG KÊ

 
Home
Kỷ niệm 90 năm sinh Nguyễn Bính 1918-2008
Tô Hoài ( 12/29/2008 5:14:30 PM )
Tất cả những điều ấy sống trong mộng mị và đã thành thơ. Từ cuộc đời phũ phàng đến thế, từ những ước ao thực như thế, đã thành thơ. Đấy cũng là tâm sự, là mộng của vô vàn người trong xã hội lúc ấy. Điều đó nói được tại sao thơ Nguyễn Bính nhiều người đọc, nhiều người thuộc. Bạn đọc và người thơ đã gặp nhau, hai người cùng sống trong thơ. Cái làng Thiện Vịnh trong thơ Nguyễn Bính cũng chỉ là một bóng mơ. Nhà thơ bó gối nhìn vào trong đêm. Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng. Nhà thơ tưởng tượng, trên những khổ cực ấy, phấp phới những lứa tuổi đương tơ, hoa cải vàng tháng chạp, mưa dây mưa dợ, trăng rằm sáng như ban ngày và những đêm chèo hát...
 
Thơ là niềm khát khao, là ước nguyện của con người. Khi chưa quen Nguyễn Bính, tôi cũng không thật hiểu được những bài thơ viết về đồng quê của Nguyễn Bính và cũng chưa phân biệt được đâu là chút lòng mộc mạc thiết tha của người làm thơ, đâu là cái hoa hòe hoa sói của chàng trai quê ra tỉnh. Rồi mỗi khi gặp chính trong cuộc sống khốn khó hàng ngày tưởng như chẳng liên quan gì đến bài thơ quê đẹp nõn như lụa của Nguyễn Bính, tôi lại rõ ra ý nghĩa sâu thẳm của mỗi câu thơ với quê hương. Chỉ có quê hương mới tạo nên được từng chữ, từng câu Nguyễn Bính. Trên chặng đường ngót nửa thế kỷ đời thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt kia đằm lên, ngây ngất, day dứt không thể yên, khi ấy xuất hiện những bài thơ tình tuyệt vời của Nguyễn Bính.
Những lịch lãm, những trải biết, con người tất bật giữa cuộc sống bon chen cùng với những lặn lội từ tấm bé đã làm cho Nguyễn Bính thành con người như mọi con người, con người của làng xóm cả đời trong lũy tre, nằm mơ có quyển sách ước gối đầu mà những điều to tát nhất cũng chỉ là ba gian nứa lá, giàn đỗ ván, cái chuôm, tháng chạp chuôm cạn nước thì cấy cần. Mộng đẹp nho nhỏ ấy cũng chưa bao giờ có được cho riêng mình.
Thì trong thơ có cả.
Nguyễn Bính chẳng khác một người tài kể chuyện, cứ nhẩn nha nói về mọi cái quen thuộc quanh mình mà khiến ta phải chú ý. ở mỗi làng quê, thường thấy những bác thợ cày, thợ cối, thợ rèn, thợ ngõa, bà hàng nước nụ vối, nước chè tươi, hầu như vùng nào cũng có những người giỏi đặt vè, nói tiếu lâm, pha trò kể chuyện khéo đến nỗi "con kiến trong lỗ cũng phải bò ra", ai cũng thích nghe, ví như cuốn truyện hay, đọc chẳng bao giờ muốn thấy trang cuối, Nguyễn Bính là một người tương tự. Cái thần của sáng tạo chính là cũng ở một người ấy, việc ấy, cảnh ấy, ngòi bút đã tìm ra những dáng vẻ riêng biệt, trong khi ta trễ nải nhác qua, chẳng thấy khơi gợi được điều gì mới mẻ khác lạ.
Con người Nguyễn Bính trông lôm lam lắm. Tay chân thô nhám, quềnh quàng, lúc nào cũng lừ đừ thủng thỉnh, như "ông từ vào đền", như người thong thả đi giữa làng. Lại lam lũ như vừa lướt mướt từ đồng sâu mà lên, dẫu cho anh đương mũ áo chững chạc trên đường phố. khi nào anh cũng là người của xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đấy là cốt lõi cuộc đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính. Quê hương là tất cả, mà cũng là nơi in đậm dấu vết đời mình. ở Nguyễn Bính, tình quê là hình bóng đất nước, những nơi anh đã đặt chân với vô vàn kỷ niệm và quê anh cũng là vùng chiêm trũng mênh mông Phú Xuyên, Bình Lục, ý Yên, Vụ Bản - cái rốn nước đồng bằng sông Hồng, ở đấy, nhà thơ thân thương của chúng ta đã lênh đênh thân con cò con diệc đồng sâu.
Sức mạnh sáng tạo của Nguyễn Bính cũng từ nơi đồng đất trắng trời, trắng nước này. Làng Thiện Vịnh, làng quê chôn rau cắt rốn của anh, cái làng đồng trũng mà chắc đến mùa nước thì con đường, con đê lên huyện kia chỉ còn là một sợi chỉ mỏng manh bên làn nước giữa gò đất, bờ bụi, tre pheo. Sao mà cái lần tôi về Thiện Vịnh hôm ấy lắm gió thế, gió trên đồng đêm ngày giật lên, gào lên từng cơn. Làng nước xám ngắt, quang cảnh tiêu điều lam lũ, ảm đạm, nheo nhóc.
Thế mà:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Tầm vóc, thật tầm vóc mỗi câu thơ Nguyễn Bính. Trong cuộc sống triền miên đồng trắng nước trong cả đời, người ta vẫn đợi chờ mong ngóng những rộn ràng óng ả của một Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ. Tinh thần và triết lý ấy, nhìn suốt đáy thơ Nguyễn Bính - thấy được từ mỗi ước vọng hàng ngày của con người. Tài năng và sức mạnh sáng tạo của nhà thơ là một với cội nguồn thơ. Từ những dằn vặt, những mơ tưởng nhỏ nhoi đọng lại. Mùa này mất trắng lại mong cho đến mùa sau được thấy mặt hạt thóc. Cái củi rều trôi qua ngoài sông, không vớt được, cũng tiếc. Vợ chồng cãi nhau, người vợ ôm mặt, than thở: "Giá như ngày ấy tôi theo cái người dưới Đông thì chẳng đến nỗi nào, khổ cái thân tôi...". Hoa xoan và mưa bay giữa hội chèo làng Đặng đã sinh ra từ những chuyện như thế. Người ta than thân trách phận, nhớ tiếc, ước ao, ở giữa làng mà tưởng như quê mình tận đâu đâu kia.
Được như thế mới là Nguyễn Bính. Thơ và cuộc đời, những con người và cuộc đời. Nguyễn Bính biết làm thơ từ bé. Vừa thuộc mặt chữ đã đọc ra thơ, tài năng thơ bẩm sinh. Cho đến khi thành những bài thơ đầu tiên, những bài thơ hay nhất của Nguyễn Bính. Thật rõ ở Nguyễn Bính, năng khiếu trong thơ được khơi từ cuộc sống chân thực, lý trí và bản năng nhà thơ hòa một tấm lòng, khi ấy thơ Nguyễn Bính tuyệt trần.
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu... cánh buồm nâu... cánh buồm...
Nguyễn Bính kể những câu thơ ấy anh viết ở Thái Nguyên. Cũng chẳng ai chờ đợi, chẳng có đò có bến, chỉ là tưởng tượng ra sự chờ đợi cho được có nỗi nhớ nào biết chuyến này rồi bồng bềnh đi đâu. Tình cảnh tang thương của một lớp người. Chuyến lang bạt kỳ hồ ấy cũng không khác mọi cuộc đi kiếm ăn. Nguyễn Bính có người anh em lên vỡ đất làm ruộng trên Thái Nguyên. Thuở ấy, lên đến vùng chè Đồng Hỷ, Tân Cương đã là vào đất đồng rừng xa xôi và người đồng chiêm tìm lên đường ngược vào ở đồi như thế, làng nước xót xa cho con người phải bỏ làng đi quê người. Thế mà lại còn phải đi theo những người tha phương, xem may ra kiếm được việc, có tìm được chỗ ngồi bảo học kiếm cái ăn. Nhưng mà cũng lỡ, lại đi.
Bỏ đất quê, lại nhớ đất quê, đi đâu cũng lẽo đẽo, thui thủi một nỗi buồn. Những cái gì không tới được thì nhớ. Những ước vọng thiết tha và xót xa ấy gắn bó trong tâm hồn người làm thơ.
Nguyễn Bính làm thơ thật nhiều. Và sinh sống bằng thơ. Dẫu gặp mọi khốn khó, phải long đong chạy vạy, nhưng Nguyễn Bính vẫn lần hồi có cái ăn do tiền bán thơ, chứ không chỉ nhờ bạn bè hoặc phải lấy tay khác nuôi thơ, trong khi nghề viết thời ấy chưa hề được coi như một công việc ngay ngắn, mực thước.
Tinh hoa của tài năng con người nảy nở vào một khi sức lực nhất - có thể chỉ nổi lên ở một bài thơ, thậm chí ở một câu thơ. Một văn tài lỗi lạc đến mấy cũng không thể cả đời lúc nào quanh mình cũng lung linh hào quang những sáng tạo tầm cỡ. Sức mạnh sáng tác cũng ví như sức khỏe con người, không phải và không thể lúc nào cũng sung sức nhất được.
Nguyễn Bính chỉ thật riêng một góc trời ở những bài thơ với những mảnh đất quê. Trong đời thơ của anh, đáng lẽ đến hết thời kỳ hồn nhiên năng khiếu phải được nâng cao hơn nữa - như bây giờ ta nhận xét hoặc nói cách khác, sự rèn luyện tâm hồn và ngòi bút phải đưa "cái tài trời phú" lên hơn, mới bồi đắp được độ bền và sức sống của sáng tạo. Nguyễn Bính không tới được cơ hội ấy. Dù trong kháng chiến và cho đến bài thơ cuối cùng, Nguyễn Bính vẫn thường viết về quê hương, nhưng tinh hoa chỉ có một thời và thời ấy đã qua rồi.
Nhưng thôi, chẳng nên nhận xét thơ và công việc làm thơ của Nguyễn Bính với con mắt sắp đặt trong sự việc hôm nay. Tìm ra cái tinh hoa của Nguyễn Bính, hãy trở lại cuộc sống và thơ từ ngày ấy.
Khi tâm hồn và sự chân thực đi cùng thơ, Nguyễn Bính đạt tới sự toàn bích. Rồi Nguyễn Bính bôn ba đây đó Hà Nội và Sài Gòn, rồi cuộc sống tự nhiên thế nào, mà Nguyễn Bính trải biết đều phản ánh trong thơ anh. Nguyễn Bính không cắt nghĩa được số phận đời người và đời mình ở những nơi đó. Nguyễn Bính cũng không bao giờ biết như thế, không bao giờ biết mình đã phí hoài những chân chất tình quê, thơ anh lạc vào những "bụi kinh thành", "vua nước Bướm", "hồn trinh", "mây Tần", "đốt đường sạn đạo"... Anh ngỡ đấy là thiết tha, nhưng thật ra, lại là hời hợt. ở Nguyễn Bính, mỗi khi thơ sa vào câu chữ sẵn lại chính ở những bài thơ tình yêu "một nghìn cửa sổ", "mười hai bến nước", những bài thơ "bụi bậm kinh thành". Tôi nhớ lại, ở quãng phố gần vườn hoa Cửa Nam, lần đầu tiên gặp anh với chiếc hộp bích quy đựng thơ và những bức thư tình. Bao nhiêu cuộc tình tưởng não nùng tê tái kia chẳng qua chỉ là hờ hững và nó đã đẩy thơ anh ngoi ngóp vào những đau thương hình thức mà thôi.
Thơ và cuộc đời ràng buộc nhà thơ. Trước sau và mãi mãi, Nguyễn Bính vốn là nhà thơ tình quê, chân quê, hồn quê.
*
Thơ Nguyễn Bính, một trường thơ. Một khoanh tre trong lũy tre làng thơ. Có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng ấy ở thơ của anh và bè bạn anh trước cách mạng và thơ Nguyễn Bính trên sách báo những ngày đầu kháng chiến tại các chiến khu Nam bộ.
Đấy cũng là thực tế phong trào "thơ mới" phát triển đa dạng trước và sau những năm 1940. Thơ Việt Nam ở thời kỳ này hoàn toàn đổi mới. Các nhà thơ mới đã nhanh chóng chiếm được trận địa thơ với sự chấp nhận, cổ vũ và tin yêu của mọi người đọc thơ. Không phải bằng chiến công những cuộc tranh cãi, mà bằng sự ra đời những bài thơ dân tộc. Nghiễm nhiên, tức khắc "thơ mới" bay vào quỹ đạo thơ, thơ Việt Nam.
Thơ Nguyễn Bính là một nhành hoa trong trào lưu cách tân thơ. Và cùng với Nguyễn Bính, xuất hiện một trường thơ, một phái thơ.
Còn nhớ, vào mùa sen, có khi cả phiên chợ Mơ, chúng tôi về ở trong cái lều canh sen trên hồ Linh Đường, phía nam thành phố. Chúng tôi đọc thơ rồi cãi nhau về thơ. Chúng tôi chế giễu cuộc thi thơ bát cú có đầu đề và họa vần "Nghìn năm văn vật đất Thăng Long" mà rải rác còn có báo đăng, như những bài thơ chết đuối. Chúng tôi công kích những bài thơ son phấn màu mè cầu kỳ một câu cộc lốc và những bài bắt chước thơ "mười hai chân" Tây của Nguyễn Vỹ.
Bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính không phải chỉ là đôi lời than thở của anh ả gặp chị ả nào đó. Chân quê đã tuyên bố quan niệm của phái thơ này trong trào lưu thơ đương rầm rộ.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Tôi đã được thấy như thế ở thơ và hành động trong đời làm thơ của Thâm tâm, của Trần Huyền Trân, các bạn thơ Nguyễn Bính. "Đưa người ta không đưa qua sông"... và "Nhớ nhau vảy bút làm mưa gió"... Những áng thơ phảng phất "thét roi cầu Vị" kỳ thực mang trong lòng hình ảnh tâm sự của người cầm bút thời đại, giữa khi cả đất nước và dân tộc đương chuyển biến.
ở trường thơ ấy, mỗi người thể hiện một phong cách. Thâm tâm và Huyền Trân sừng sững và cũng cô đơn như gốc đa, con đò một mình. Nhưng Nguyễn Bính in đậm ảnh hưởng vào thơ của các bạn bè, vang vọng dư âm trong lòng một lớp độc giả rộng rãi.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Bính đi vào kháng chiến ở Nam bộ. Bởi đấy là triển vọng của những điều mơ ước về quê hương.
T.H.
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang

Các ý kiến phản hồi (1)

tien sy kinh te Nguyen Van Hoa Hoi Nha Van Ha Noi (nvhoa46@yahoo.com)

bài viết này rất có giá về tư liệu văn học, bởi vì Tô Hoài là nhân chứng lịch sử cùng thời với nhà thơ Lục bát bất tử , đặc biết quý các đoạn sau đây của Tô Hoài : "Con người Nguyễn Bính trông lôm lam lắm. Tay chân thô nhám, quềnh quàng, lúc nào cũng lừ đừ thủng thỉnh, như "ông từ vào đền", như người thong thả đi giữa làng. Lại lam lũ như vừa lướt mướt từ đồng sâu mà lên, dẫu cho anh đương mũ áo chững chạc trên đường phố. khi nào anh cũng là người của xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đấy là cốt lõi cuộc đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính. Quê hương là tất cả, mà cũng là nơi in đậm dấu vết đời mình. ở Nguyễn Bính, tình quê là hình bóng đất nước, những nơi anh đã đặt chân với vô vàn kỷ niệm và quê anh cũng là vùng chiêm trũng mênh mông Phú Xuyên, Bình Lục, ý Yên, Vụ Bản - cái rốn nước đồng bằng sông Hồng, ở đấy, nhà thơ thân thương của chúng ta đã lênh đênh thân con cò con diệc đồng sâu. Còn nhớ, vào mùa sen, có khi cả phiên chợ Mơ, chúng tôi về ở trong cái lều canh sen trên hồ Linh Đường, phía nam thành phố. Chúng tôi đọc thơ rồi cãi nhau về thơ. Chúng tôi chế giễu cuộc thi thơ bát cú có đầu đề và họa vần "Nghìn năm văn vật đất Thăng Long" mà rải rác còn có báo đăng, như những bài thơ chết đuối. Chúng tôi công kích những bài thơ son phấn màu mè cầu kỳ một câu cộc lốc và những bài bắt chước thơ "mười hai chân" Tây của Nguyễn Vỹ." Và giả dụ Tô Hoài viết lại kỷ niệm Nguyễn Bính với " Trăm Hoa " để so sánh với bài viết của Lại Nguyên Ân về Nguyễn BÍnh và "tạp chí " Trăm Hoa " thì hay xiết bao ?

 


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài đã đăng:
   Thơ Nguyễn Bính(29/12/2008)
   Chất truyện trong thơ Nguyễn Bính(29/12/2008)
   Đóng góp lớn nhất của thơ Nguyễn Bính(29/12/2008)
   Giành AFF Cup - Chiến thắng của sự xả thân vì màu cờ sắc áo !(29/12/2008)
   Trò chuyện văn chương với Đặng Thân(28/12/2008)
   Giang hồ vặt(28/12/2008)
   Phát ngôn & Hành động hay nhất 2008 (27/12/2008)
   Hữu Thỉnh nhớ đâu kể đấy(27/12/2008)
   “Khổ vì trí tuệ” hay là bi kịch Hamlet của William Shakespeare(27/12/2008)
Sự kiện
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Rumani giải thích lý do xử bắn vợ chồng ông Nicolae Ceausescu năm 1989
Nhân vật
Nhà văn Lê Văn Trương và kỷ lục viết nhiều sách
Bình Luận
Bản trường ca “Huyệt lửa chôn chung” và “món nợ” không chỉ riêng của nhà văn Phùng Quán
Giới Thiệu Sách
Lão già mê đọc truyện tình
Đàn bà nhẹ dạ
Thất dạ tuyết

Xem truyền hình VTC
Xem truyền hình VTV

 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh - Trị sự: Phạm Viết Đào - Biên tập: Hà Đình Cẩn - Thư ký tòa soạn: Văn Chinh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Phiên bản thử nghiệm để hoàn thiện chức năng và nội dung.
Xây dựng, phát triển: iDesign