Thảo Phương: Làm sao trở lại mùa Đông/ Dòng sông cây cầu đã gẫy/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Làm như mùa Đông đã về Thứ ba, 26/1/2010 | 10:49:33 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Hội viên
Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần O
( 12/27/2009 7:56:20 AM )

NGÔ THẾ OANH

 

 

Họ và tên khai sinh: Ngô Thế Oanh. Sinh ngày 27 tháng 11 năm 1944. Quê quán: Sơn Ninh, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Vào Hội năm 1976.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp (khoa Ngữ văn) về làm việc tại báo Tiền phong. Sau đó, tình nguyện đi chiến trường khu V, làm thơ, viết báo cho đến ngày giải phóng. Sau giải phóng miền Nam hoạt động văn nghệ tại miền Trung, công tác ở Nxb Sân Khấu. Hiện là Phó Tổng biên tập thường trực tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tình yêu nhận từ đất (thơ, in chung, 1977); Tâm hồn (thơ, 1995).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng về thơ của Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Việt Nam, 1995.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi không nhớ là đã đọc ở đâu, có lẽ từ một nhà văn bậc thầy, rằng điều đòi hỏi trước hết và chủ yếu ở một người viết là sự lương thiện. Lương thiện trong cuộc đời, lương thiện trên trang viết và với riêng tôi, đằng sau hai tiếng lương thiện này còn hàm ẩn một nghĩa nữa: sự giản dị, sống giản dị, viết giản dị. Cùng với thời gian, tôi hiểu rằng đi theo được lời khuyên này thực không dễ dàng…

Tôi vẫn nghĩ rằng, văn học cũng như nghệ thuật giúp cho con người nhận thức thế giới và nhận thức bản thân. Nhưng là một sự nhận thức đặc biệt, thông qua cái đẹp, mỹ cảm. Cho nên người viết, khi đối diện với trang bản thảo, có lẽ bao giờ cũng có sự trân trọng. Và có thể nói, một chút gì như là sự thiêng liêng. Dĩ nhiên có những con đường khác nhau dẫn đến văn học. Và có những quan niệm khác nhau. Càng về sau, tôi càng hiểu rằng phải viết trước hết cho chính mình, những gì mình thực sự rung động. Những niềm vui cũng như nỗi đau Những hy vọng cũng như tuyệt vọng. Chỉ như thế mới mong được sự chia sẻ với thế giới xung quanh, với người đọc.

 

 

 

VŨ OANH

 

 

Họ và tên khai sinh: Vũ Oanh. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1945. Quê quán: Thôn Thiên Đồng, xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ nhiệm khoa ngoại, bệnh viện Giao thông Vận tải I Hà Nội. Hiện thường trú tại: Căn hộ 111, khu tập thể trường Trung học cảnh sát 1, Thanh Xuân, Hà Nội Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm  2005.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 10-1964 nhập ngũ, học và hoạt động trong ngành Y. 1987 chuyển ngành với quân hàm đại uý. Bắt đầu sáng tác từ 1995. Có thơ và truyện ngắn in từ 1996 trên các báo Người Hà Nội, Văn nghệ

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Kẻ nhập môn muộn mằn (tập truyện ngắn, 2004); Nhân tài và ngọn lửa (tập truyện vừa, 2004); Bến không cùng (thơ, 1999); Tiếng dế (thơ, 2002).

 * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A cuộc thi truyện ngắn về đề tài Tấm lòng người thầy thuốc. Hội Nhà văn Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội tổ chức (1999-2000). Giải ba cuộc thi viết cho thanh niên, học sinh, sinh viên do Hội Nhà văn Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức (2003-2004). Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003-2004.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Hư cấu tới mức không thể hơn được, để thể hiện ý nghĩa của đề tài và tư tưởng tác phẩm; dù đó chỉ là một truyện ngắn ngắn.

Dồn nén vốn sống, hiểu biết cho mỗi trang viết với chừng mực cần thiết. Cố gắng không có gì thừa; cả trong một tiểu thuyết dài.

Độc giả thấy truyện của chúng ta chân thực (như chuyện thật); đó là hạnh phúc của người cầm bút.

Mỗi nhà văn cần có một vùng đất riêng, để sống và canh tác. Tôi mới bắt đầu và sẽ còn viết về "Lãnh địa Y tế" với một tâm niệm trăn trở từ thuở đầu xanh. Hy vọng và tin tưởng các nhân vật sinh sau, cùng độc giả, có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

                                              

 

 

NGUYỄN NGỌC OÁNH

 

Bút danh khác: NGỌC OÁNH

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Oánh. Sinh ngày 13 tháng 8 năm 1937. Quê quán: Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không.  Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Công tác trong ngành ngân hàng, từng đã đảm nhiệm các công việc: Vụ trưởng phát hành lưu thông tiền tệ, Giám đốc ngân hàng thành phố Hà Nội, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội, Phó Thống đốc, Uỷ viên Ban cán sự Đảng ngành Ngân hàng, Tổng thư ký hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Phó Giáo sư - Tiến sĩ kinh tế.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chân trời thương nhớ (thơ, 1989); Thức cùng sao (thơ, 1991); Lời của hạt (thơ, 1993); Hương ổi (thơ thiếu nhi, 1993); Bên này câu hát (thơ, 1996); Bên lở bên bồi (thơ, 2000); Ngày bốn mùa (thơ thiếu nhi, 2000); Chú bê đãng trí (thơ thiếu nhi, 2003).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng cuộc thi Thơ tuổi hoa do Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, tạp chí Tuổi xanh và báo Hoa học trò tổ chức năm 1994. Giải thưởng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 (tập thơ Hương ổi). Giải thưởng cuộc thi thơ năm 1995 của báo Văn nghệ. Giải thưởng cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1996 (bài thơ Cây cải về trời).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi làm nghề Ngân hàng, một nghề đòi hỏi phải nhạy cảm, quyết đoán và giàu ước mơ... điều này gần với thơ. Hàng ngày sống với những con số, những tư duy chính xác, có bản lĩnh trong quản lý và kinh doanh, càng cần đến thơ... Thơ như của nhặt được, nhiều khi tự dưng mà có. Nàng thơ kiêu sa thường đến lúc nghỉ ngơi. Vì thế, dù bận đến đâu vẫn có thể chung sống với nàng, miễn là vẫn rung động vì nàng.

Việc công không láng cháng

Tản mạn chút mộng mơ

Bạc tiền như gió thoảng

Còn lại một túi thơ

Đối với tôi, Ngân hàng là nghề, Thơ là nghiệp.

 

 

 

NGUYỄN TRỌNG OÁNH

(1929-1993)

 

Bút danh khác: NGUYỄN THÀNH VÂN

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Trọng Oánh. Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1929, tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 24 tháng 12 năm 1993.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Xuất thân trong một gia đình nông dân, là học sinh trung học tham gia Cách mạng tháng Tám, hoạt động thanh niên ở địa phương, sau nhập ngũ vào Đại đoàn chủ lực 304, chiến đấu trên nhiều chiến trường phía Bắc. Từng là cán bộ tuyên huấn, tham gia làm báo trung đoàn và đại đoàn. Năm 1955: được điều về trại sáng tác viết truyện anh hùng của Tổng cục Chính trị. Năm 1957: là thành viên đầu tiên của ban biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Trong những ngày không quân Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, công tác ở tuyến lửa khu 4, từng sống với các chiến sĩ cao pháo ở Cầu Cấm, Bến Thủy, sông Gianh và đảo Cồn Cỏ. 1967: vào nam chiến đấu, thoạt đầu vào Tây Nguyên, về sau vào B2 làm biên tập và Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Khi thống nhất đất nước, trở ra Hà Nội tiếp tục công việc sáng tác. Đầu năm 1980: là Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 1984: đại tá, chuyên sáng tác.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thơm hương bốn mùa (thơ, 1961); Ngày đẹp nhất (thơ, 1974); Lời người cầm súng (thơ, 1977); Nhật ký chiến dịch (ký sự, 1977); Đất trắng (tiểu thuyết, 2 tập, 1979-1984); Con tốt sang sông (tiểu thuyết, 1989)…

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1977. Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng năm 1984 bộ tiểu thuyết Đất trắng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm  2001.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: … Nói về quá khứ một cách nghiêm túc và trung thực thì không sợ không có điều gì để nói với hôm nay…

(Trích lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 4-1985).

[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (1)(27/12/2009)
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (2)(27/12/2009)
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (3)(27/12/2009)
Các bài đã đăng:
   "Nước mắt một thời" - những trang tự truyện đầy tính nhân văn(26/12/2009)
   Gặp mặt tình nguyện viên Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học VN(26/12/2009)
   Đại hội IV Hội Nhà văn Lào(26/12/2009)
   Danh sách tác giả đã được các Hội đồng, Ban văn học đề nghị BCH xem xét kết nạp 2009(26/12/2009)
   Cần một tầm nhìn xa, đầu tư có chiều sâu(25/12/2009)
   Trường dạy làm Vua(25/12/2009)
   Bút ký của một nhà thơ(25/12/2009)
   Suy nghĩ về lương hưu(25/12/2009)
   Một phần đời tôi đã thuộc về Việt Nam (25/12/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign