Eliot (nhà thơ Anh gốc Mỹ): Cái xác anh trồng năm ngoái trong vườn/ Đã bắt đầu nẩy mầm chưa? Thanh Quế: Tôi như thấy những tháng năm đời mình còn lại/ Là những tháng năm vay mượn của các anh/ Những người đã khuất (Nói với một người anh - nhớ Lê Anh Xuân)

   

Hội nghị BCH Hội Nhà văn Khoá VIII làm việc với các cơ quan cấp 2
Cập nhật: 14:41:00 7/10/2010

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 2 của BCH bắt đầu từ hôm qua, 6 – 10 – 2010; sáng nay BCH họp mở rộng ra đến các cơ quan cấp 2 và Văn phòng Hội dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Thường trực Nguyễn Trí Huân. Đến dự có ông Đỗ Kim Cuông, Vụ trưởng, ông Lương Xuân Đoàn Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo TW. Nội dung chủ yếu của hội nghị là BCH nghe báo cáo của các cơ quan cấp 2, nắm thật sát hiện trạng để có đủ dữ liệu cho từng Ủy viên BCH sẽ xem xét để sáng mai BCH cho ý kiến về công tác củng cố và tăng cường các cơ quan cấp 2 trước yêu cầu đổi mới và mạnh hơn do Đại hội VIII đề ra.

.Mở đầu là nhà văn Nguyễn Trí Huân, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ báo cáo:



Báo Văn nghệ xuất bản từ cách mạng Tháng Tám, là cơ quan của Hội Văn nghệ Việt Nam; từ khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957, Văn nghệ trở thành báo của Hội. Mỗi thời kỳ Văn nghệ đều do các nhà văn nổi tiếng quản lý và làm BTV, trở thành một thương hiệu có uy tín.

Văn nghệ còn xấp xỉ 50 người, đông như thế nhưng rất ít người làm việc, thu không đủ chi.

Văn nghệ Trẻ đã làm nhiều việc tốt, như vụ đất đai ở Đồ Sơn, vụ đấu tranh giải oan ở miền Trung, ra cảm ơn BBT, cô gái ngồi tù oan 7 năm, ra thì đã thành người hơn 30 tuổi. Văn nghệ Trẻ nghiêng về báo nhiều hơn, nhiều nhà báo hơn nhà văn.

Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Uỷ viên BCH VIII, Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn:


Bốn năm trước, khi tôi nhận chức, NXB còn nợ 2 tháng lương; sau đó 8 nhà văn nổi tiếng đồng loạt về hưu, lại đúng lúc thị trường sách tụt xuống ghê gớm. Chỉ còn 4 nhà văn. Doanh thu 2 tỷ, lãi sau thuế 700 triệu; trong đó sách văn học chiếm tỷ trọng lãi thấp lắm, chủ yếu dựa vào CLB thơ, mỗi ngày 2 cuốn. Hiện Nhà xuất bản đứng vững được, trong túi còn 7 tháng lương, cố nhiên là mức lương hèo.

Nhà thơ Nguyễn Trác, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn:

Đây là tạp chí do các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Vũ Tú Nam, Nguyễn Thị Ngọc Tú… sáng lập và lần lượt quản lý. Hiện chúng tôi có 10 người, trong khi chỉ cần có 4; nhưng do lịch sử để lại. Chúng tôi khó khăn lắm, luôn lỗ và nợ, nợ không nhiều nhưng lưu cữu từ mấy mươi năm.

Nhà văn Nguyễn Trọng Tân, Q Tổng Biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài: Văn học nước ngoài có người đọc, bổ ích đối với nhà văn và bạn đọc; thu đủ bù chi, đời sống tạm ổn, giá như ít người hơn thì tốt hơn.

Nhà thơ Ngô Thế Oanh, Q. Tổng Biên tập Tạp chí Thơ:

Sau mấy năm, tạp chí từ 2 tháng /số nâng dần lên 9 số/ năm; từ năm 2008 thì mỗi tháng 1 số. Tạp chí có được một chút gọi là đẳng cấp, nhưng nhiều người mà thực việc ít quá. Thành thử không muốn cũng cứ phải bao biện.

Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng, Q Giám đốc hãng Phim Hội Nhà văn:

Thành lập từ 1988, do nhà thơ Chính Hữu rồi sau là nhà văn Hữu Mai làm giám đốc; sau đó đến nhà văn Hà Phạm Phú rồi đến tôi. Hãng đã làm phim Ông cố vấn hay, phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công được Giải thưởng đặc biệt Giải Bông sen vàng, phim Hà Nội, Hà Nội cũng được giải Bông sen vàng nhưng thâm hụt tài chính 1, 5 tỷ; chúng tôi đang vừa làm phim về Bác Hồ Vượt qua Bến Thượng Hải vừa loay hoay trả nợ cũ. Suốt 5 năm của nhiệm kỳ vừa qua, không có lấy một lần một Ủy viên BCH đến thăm Hãng, riêng Chủ tịch Hữu Thỉnh thì chúng tôi phải thường xuyên thỉnh thị và báo cáo không tính; vậy nhưng tôi có cảm giác nhiều ủy viên biết về Hãng phim của Hội qua tin đồn là chủ yếu.

Nhà văn Văn Chinh, phụ trách website Hội Nhà văn:

(trích báo cáo) Sau hơn hai năm nhìn lại, chúng tôi hãi hùng tự hỏi vì sao chúng tôi lại có thể bạo phổi nhận lãnh một công việc hoàn toàn mới mẻ, đòi hỏi một trình độ khác, một tập quán tư duy khác trong khi chúng tôi lại chỉ có lòng yêu say; đành rằng chúng tôi được sự quan tâm đặc biệt và hết lòng của BCH khoá VII với ông Chủ tịch là một người ở vào bậc nhất gầm giời về yêu say công việc nhưng chính Đức Phật đã dạy, Ngài chỉ có thể chỉ cho ta con đường tự giải thoát, còn toàn bộ quá trình tự giải thoát là ở mỗi chúng sinh?

Nhưng trong hãi hùng, chúng tôi cũng có thoáng thấy một chút tự hào. Ít nhất là chúng tôi đã có góp sức để Hội có một giao diện trong đời sống mạng hiện đang thành một chiều kích khác của không gian văn học. Cho đến ngày hôm qua, chúng tôi đã viết, biên tập, soạn tin bài và cập nhật 2.566 lần, trong đó có một nửa là chúng tôi viết, nửa còn lại, chọn từ các báo, trong đó có một phần chọn từ báo Văn nghệ, hai phần ba kia lấy từ mạng. Để tiện hình dung, xin cứ lấy một lần cập nhật là một bài, một số Văn nghệ có khoảng 30 bài, như vậy chúng tôi đã làm khoảng 77 số báo Văn nghệ. Nhưng trong đó, chúng tôi đã cập nhật được 21 cuốn tiểu thuyết và trường ca, hầu hết chúng là các cuốn sách quan trọng của nền văn học; giới thiệu được khoảng hơn 100 chùm truyện ngắn người ít 3, người nhiều 7 truyện; khoảng gần 100 nhà thơ, người ít 10 bài, người nhiều cả một tập.

Nhược điểm của vanvn.net là chậm thông tin, thậm chí còn chậm hơn cả báo ngày. Có lý do khách quan là chúng tôi ít người, có cái do chủ quan là chúng tôi bàng quan, lười biếng. Trong mục nhân sự ở dưới, chúng tôi xin nói kỹ. Nhưng còn một lý do nữa, là chúng tôi quá cẩn trọng. Một ví dụ, cả một Hội thảo Tố Hữu, có vài nét mới thì được lược thuật và cập nhật ngày sau 30 phút, còn bản tham luận hay nhất của nó thì mãi chiều hôm sau mới có bản vi tính, ấy là phải lập mẹo mới có bản photocoppy, BTV tự vi tính hoá, cập nhật xong thì sung sướng thở phào nhưng ra về trong nhập nhoà niềm tủi hổ vì chưa được tin.

Nhược điểm thứ hai của vanvn.net là còn nhiều bài nhạt, khô và đặc biệt là việc đứng ngoài, né tránh những vấn đề có ý kiến khác nhau vốn rất hữu ích cho tiến trình văn học. Báo giấy có hạn chế về lượng trang mục, lại phải chờ từ một đến hai tuần sau mới có ý kiến trao đổi lại; lẽ ra trang mạng phải khoả lấp những hạn chế đó, cho thoải mái tranh luận. Như chúng ta đã biết, nền lý luận phê bình của ta yếu, lẽ ra vanvn.net phải là nơi rèn giũa dần để khởi sắc nó. Mặt khác, đó cũng là một trong 10 yêú tố khiến hấp dẫn bạn đọc. (…)

Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Bản quyền tá giả Hội Nhà văn:



Trung tâm có 6 nhân viên, được thành lập từ 2004. Chúng tôi không còn cảm thấy bế tắc như trước; đã cảm nhận rõ hướng đi trong tương lai. Các nhà văn nhận nhuận bút từ Trung tâm tuy chưa nhiều, nhưng đã có; người nhiều tới 6 – 7 chục triệu, người ít từ dăm bẩy đến 10 triệu.

Sao chép số, photocoppy là một dạng mất cắp bản quyền khổng lồ; dù mỗi cuốn sách chỉ chụp mươi trang, nhưng gộp lại, toàn thế giới có tới 3 tỷ cuốn sách trôi nổi không trả tiền bản quyền.

Nhà thơ Lê Quang Sinh, Giám đốc Trung tâm Văn hoá Hội Nhà văn.

Được thành lập từ tháng 11 năm 2007. Trung tâm chỉ có thể phục vụ trại sáng tác, chứ chưa thể làm dịch vụ khác. Ở xa trung tâm thành phố, chúng tôi có liên kết để làm con đường từ đại lộ vào, hết 2 tỷ. Nguồn thu từ dịch vụ cho Hội cũng khó, vì xa; đề nghị được kinh doanh khách sạn nhưng sau 7 năm khai thác, thiết bị lại đã xuống cấp.

Nhà văn Cao Tiến Lê, Phó ban Dự án Bảo tàng Văn học Việt Nam

Đã xây 2400 m2, 6 tầng (trên tổng diện tích 3600 m2) thành toà nhà đẹp sau nhiều khoá chuẩn bị, đấu tranh để có chủ quyền sử dụng đất. Vì thì giờ có hạn, tôi đề nghị BCH dành hẳn một buổi để chúng tôi báo cáo kỹ và xin ý kiến chỉ đạo.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân nói lời cảm ơn đại biểu các cơ quan cấp 2 đã báo cáo trung thực hiện trạng cả thuận lợi, cái được lẫn khó khăn và tồn tại. Đây sẽ là những nền tảng để BCH bàn bạc, cân nhắc trước khi có những quyết định chính xác cho công tác nhân sự, cho hướng phấn đấu và hợp lực phát huy hoặc tháo gỡ.

PV


Tin bài mới

1
2
3
4
5
Tin mới