Eliot (nhà thơ Anh gốc Mỹ): Cái xác anh trồng năm ngoái trong vườn/ Đã bắt đầu nẩy mầm chưa? Thanh Quế: Tôi như thấy những tháng năm đời mình còn lại/ Là những tháng năm vay mượn của các anh/ Những người đã khuất (Nói với một người anh - nhớ Lê Anh Xuân)

   

Trông đợi một “bùng nổ” khác về văn hoá
Cập nhật: 10:05:00 21/6/2010

 

Nguyễn Chí Hoan

Báo chí đưa thông tin từ Quốc hội cho hay ngành kinh doanh Game đem lại cho ngân sách Nhà nước nguồn thu hai mươi triệu đôla một năm.

Không hoàn toàn mới mẻ, thông tin đó như một điểm nhấn mạnh tính chất vị lợi và thị trường của hầu hết hoạt động trong lĩnh vực văn hoá ngày nay.

Qua nhiều năm trong quá trình tăng trưởng kinh tế, dường như người ta đã quen với một thành kiến mới: thị trường chi phối tất cả.

Nhưng cũng rất tự nhiên, số đông công dân và dư luận thường trực đòi hỏi phê phán và chống lại những hệ luỵ văn hoá - xã hội, những hệ luỵ làm biến thái một cách tiêu cực một số phong tục tốt đẹp và truyền thống quan trọng của bản sắc văn hoá dân tộc - những hệ luỵ từ các hoạt động văn hoá mới, mà kinh doanh Game nói trên là một trong các thí dụ nổi bật.

Chúng ta, những người đọc và khán giả nghe - nhìn, biết đến những sự kiện đó, bàn luận và phản ứng về chúng là nhờ ở sự phát triển “bùng nổ” của truyền thông và báo chí kể từ ngày đổi mới.

Tuy nhiên, trong khi sự bùng nổ đó vẫn tiếp tục thì dường như vẫn còn trong đó một tình thế thiên lệch: sự tràn ngập của thông tin muôn hình muôn vẻ lấn át tính tư tưởng, tính tranh luận, phản biện và tính định hướng về dân tộc, về các lợi ích sâu xa hay dài hạn hơn của đất nước.

Vẫn còn ít những tờ báo, tạp chí có những chuyên mục buộc người ta tìm đọc, đặc biệt là loại chuyên mục tạo nên và tạo bởi những cây bút lớn giàu uy tín và ảnh hưởng, có đặc sắc về tư tưởng, phong cách và định hướng.

Mà đó lại là một trong những truyền thống của báo chí cách mạng trước đây, phù hợp với truyền thống phổ biến của báo chí nói chung.

Chúng ta, những người đọc và khán giả nghe - nhìn, phải chăng vẫn trông đợi một tầm vóc như thế của ngành truyền thông nước nhà, đặng mang lại một sức “bùng nổ” khác của văn hoá từ phía các truyền thống quan trọng vốn làm nên bản sắc - “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”…


Tắt Telex VNI

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Tên của bạn

 

Email

   

Ý kiến của bạn

 

1
Tin mới