Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

   

Diệc nội ca là con diệc ca ở đồng nội
Cập nhật: 8:52:00 10/5/2010

Năm ấy, đã 27 Tết, nhà văn Tào Mạt đánh xe cam nhông đến thăm nhà thơ Phạm Tiến Duật ở ngõ Yên Thế. PTD đi vắng, chỉ có bà Vân, vợ ông ở nhà. Hỏi chú Duật đâu, đáp chả biết đi đâu suốt, 30 Tết đến nơi mà…

Tào Mạt cho lái xe khuân vào bộ salon nan gỗ lim, nói:
- Ta đi hội dung chèo ở Ninh Bình, thấy họ giàu quá mà cô chú thì nghèo quá, khách khứa đến chơi không biết ngồi vào đâu. Chả nhẽ lại bảo khách ngồi bệt xuống ngay cạnh lối người ta đi ra hố xí. Nên ta bảo chúng nó tặng cô chú bộ salon này.
Bà Vân cảm động định pha nước, nhưng ông gạt đi:
- Không cần. Cô cho ta mảnh giấy khổ rộng. Mà thôi, cho một tờ lịch cũ.
Thế rồi, ông đã viết ở sau tờ lịch cũ, bài thơ chữ Hán mà Hà Đình Cẩn còn nhớ và kể lại như sau:
- Cả ông Duật, cả tôi đều nhìn bài thơ như nhìn bức vách, sau thống nhất là phải tìm Đào Thái Tôn nhờ đọc hộ. Đào Thái Tôn đọc:
Đông tàn Xuân vị đáo thi gia
Lãnh  táo không bình diệc nội ca
Hốt kiến hủ tường tân lịch ảnh
Biên thuỳ chiến sỹ ngoạn đào hoa
rồi dịch:
Đông hết mà xuân chưa chịu đến nhà của thi nhân
Bếp lạnh, chai không, vợ cằn nhằn ca cẩm
Chợt thấy trên bức tường cũ có treo tờ lịch mới
Lính biên thuỳ còn mải ngắm hoa đào
Phạm Tiến Duật mừng lắm, Tết ấy ai đến nhà cũng khoe bộ salon và bài thơ của Tào Mạt và cố nhiên là giải bình cho khách nghe. Khách ra về, bà vợ hất hàm hỏi:
 - Diệc nội ca là gì?
Hỏi với nét mặt sẵn sàng dạy cho ông một bài học. Nhưng Duật nhanh trí, cắt nghĩa:
- Là con diệc ca ngoài đồng nội, nó như anh lính biên thuỳ thì ngắm hoa đào nơi biên giới…
Bà vợ phì cười rồi cũng cho qua.

TN.


Tắt Telex VNI

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Tên của bạn

 

Email

   

Ý kiến của bạn

 

1
Tin mới