Tin tức

2/11
3:13 PM 2018

VĂN NGHỆ KHẮP NƠI (2-11-2018)

Thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 4069/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2018 về việc công bố Danh mục 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XXV. Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhậnđợt này thuộc 4 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống.

Theo đó, 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này, gồm:

1. Nghề làm Bánh tráng Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre);

2. Nghề làm Bánh phồng Sơn Đốc (xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre);

3. Hò Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp);

4. Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình (huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình);

5. Lễ Bỏ mả của người Raglai (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận);

6. Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu (xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).

7. Pả Dung của người Dao (xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).

8. Soọng Cô của người Sán Dìu (huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Quyết định nêu rõ, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

(Theo: dangcongsan.vn)

Đẩy mạnh xây dựng đời sống âm nhạc lành mạnh, tốt đẹp cho thiếu nhi

Sáng 2-11, Hội Âm nhạc và Nhà Thiếu nhi TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo Âm nhạc thiếu nhi trong đời sống âm nhạc TP Hồ Chí Minh. Tham luận của các đại biểu tại hội thảo khẳng định, lứa tuổi thiếu nhi rất cần những ca khúc hay, hợp với tâm sinh lý, có giai điệu đẹp, kế thừa bản sắc dân tộc, phát triển hiện đại. Ca khúc thiếu nhi phải mang tính giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nâng cao nhận thức về cuộc sống xung quanh, làm tâm hồn phong phú, đáp ứng nhu cầu giải trí của tuổi thơ. Theo các đại biểu, nhu cầu hưởng thụ và tham gia hoạt động âm nhạc chính đáng của tuổi thơ vẫn chưa được đáp ứng thỏa đáng. Nhiều trường hợp thiếu nhi hát ca khúc dành cho người lớn với lối biểu diễn bắt chước ca sĩ trên sân khấu, mất đi tính hồn nhiên, ngây thơ. Các sáng tác âm nhạc thiếu nhi gần đây vẫn bảo đảm số lượng nhưng chất lượng chưa như mong muốn, ít ca khúc có sức sống lâu dài. Cùng với đó, các chương trình ca nhạc thiếu nhi trên kênh phát thanh, truyền hình ngày càng ít, sự phát triển công nghệ, thiết bị hiện đại ảnh hưởng đến sự thưởng thức âm nhạc của thiếu nhi…

Để phát triển âm nhạc thiếu nhi, các đại biểu kiến nghị, cần có định hướng đúng đắn cho các hoạt động âm nhạc thiếu nhi bao gồm sáng tác, phổ biến, biểu diễn và truyền thông. Đó là trách nhiệm của toàn xã hội và từ gia đình. Hội Âm nhạc nên tổ chức và phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội, Đội, ngành giáo dục đưa nhạc thiếu nhi mạnh, sôi nổi trong nhà trường, cũng như tổ chức thường xuyên các đợt sáng tác, hội thảo về âm nhạc dành cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm âm nhạc ca khúc thiếu nhi theo xu thế âm nhạc của thị trường trên nền tảng giữ gìn bản sắc chân thiện mỹ trong nghệ thuật, tính trong sáng, tích cực, giá trị văn học trong ngôn ngữ ca khúc. Các kênh truyền thông, nhất là đài truyền hình, đài phát thanh tăng cường phát sóng các chương trình âm nhạc thiếu nhi.

Khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2018

Ngày 1-11, tại Nhà sáng tác Đại Lải (Vĩnh Phúc), Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2018. Tham dự trại sáng tác có đại diện các nhà hát, đơn vị nghệ thuật cùng 15 tác giả sân khấu.

Trong 15 ngày, các tác giả sẽ hoàn thành các kịch bản sân khấu của nhiều thể loại, như: Tuồng, chèo, kịch nói, cải lương… với các đề tài về danh nhân lịch sử, ký ức chiến tranh, tình yêu, khát vọng vươn tới hạnh phúc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và những vấn đề có tính đương đại. NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, cho biết trong năm 2018, hội đã tổ chức 3 trại sáng tác kịch bản sân khấu tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Bắc Ninh và lần này ở Đại Lải (Vĩnh Phúc). Hội mong muốn sau trại sáng tác, các tác giả có được tác phẩm với cấu trúc, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ thời đại mới.

(Theo: qdnd.vn)

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *