Tìm tòi thể nghiệm

12/1
9:09 AM 2018

TỪ CHỐI SÁCH ĐOẠT GIẢI NOBEL HAY XU HƯỚNG “BỎ RƠI NHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC KHÓ ĐỌC, KHÓ BÁN”

Mới đây, 19 nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới đã từ chối làm mới lại cuốn sách nổi tiếng “The Palace” của nhà văn người Pháp Claude Simon. Sách do một người hâm mộ của cố nhà văn Claude Simon, là Serge Volle đã gửi 50 trang của cuốn tiểu thuyết The Palace cho 19 nhà xuất bản với mong mỏi tác phẩm này sẽ có diện mạo hiện đại mới.

Nhà văn Claude Simon (1913 -2005).

Tuy nhiên kết quả ông nhận được lại khiến nhiều độc giả không khỏi kinh ngạc: 12 nhà xuất bản từ chối thẳng thừng, trong khi 7 đơn vị chưa hề phản hồi lại.

Nhà văn Claude Simon là nhà văn lớn của nước Pháp, từng được trao giải Nobel Văn học vào năm 1985. Claude Simon được biết đến rộng rãi qua các tác phẩm như Le tricheur (Kẻ lừa đảo), La route de Flandres (Con đường xứ Flandres), Les Géorgiques (Đồng nội) hay L'acacia (Cây keo hoang)… Ông cũng là người đặt nền móng cho trào lưu Tiểu thuyết mới vào giữa những năm 1950. Những tác phẩm của ông hướng tới những mảnh đời vô nghĩa, không lối thoát, không ít những nhân vật hướng tới cái chết. Văn phong của ông được đánh giá có nhiều câu dài, khiến người đọc liên tưởng tới phong cách của tác giả bộ sách “Đi tìm thời gian đã mất” Marcel Proust.

The Palace được viết năm 1962, lấy bối cảnh cuộc nội chiến Tây Ban Nha, cuốn sách góp phần không nhỏ giúp tác giả giành được giải Nobel năm 1985, song  cũng gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn, và được cho là tấn công trực diện đến tác giả 1984 George Orwell, người cũng từng theo đuổi cuộc nội chiến này.

Trong thư phản hồi, một biên tập viên đã cho rằng văn của The Palace “chỉ toàn những câu dài vô tận sẽ đánh mất độc giả” và “không có cốt truyện tốt cùng các nhân vật không được khắc họa rõ nét”.

 

 
 

 Trước sự từ chối của các nhà xuất bản, người hâm mộ từng yêu thích tác phẩm văn học để đời trong đó có The Palace đã không khỏi chán nản. thậm chí hiện có nhiều người đã bày tỏ thái độ cực đoan khi cho rằng “ngành xuất bản hiện đại theo đuổi chủ nghĩa vật chất”, để lại sau lưng những tác phẩm văn học “khó đọc, khó bán”. Trên thực tế, suy nghĩ nêu trên của những độc giả quan tâm không hoàn toàn vô lý, nhưng trong đó cũng một phần vì cơ chế thị trường và áp lực tài chính, cùng với sự thay đổi văn hóa đọc khiến những đơn vị xuất bản đứng trong tình trạng “thân bất do kỷ”.

Tuy người hâm mộ nói trên không tiết lộ danh tính các nhà xuất bản đã từ chối The Palace, song với những diễn biến xung quanh sự thờ ơ của các nhà xuất bản với những tác phẩm từng đoạt giải thưởng danh giá đã khiến người ta nhớ lại vô số các nhà xuất bản Pháp đã từng từ chối cuốn Les Géorgiques (Đồng nội) bốn năm trước khi Simon giành được giải Nobel cho thấy xu hướng hàn lâm rất có thể sẽ dần bị thay thế bởi dòng sách thị trường, giải trí, nếu các nhà xuất bản đặt yếu tố lợi nhuân lên hàng đầu trong công việc kinh doanh của mình.

Lan Thảo ( tổng hợp)

 

Cuốn sách hay nhất chưa chắc đã phải là cuốn sách bán chạy nhất.


 

Mới đây trên Amazon đã công bố danh sách những cuốn sách báy chạy nhất trong suốt 20 năm qua. Lấy thời diểm năm 1994 khi trang Web này chính thức đi vào hoạt động. Qua danh sách được thống kê, Amazon đã chính minh một thực tế rằng cuốn sách hay nhất chưa chắc đã phải là cuốn sách bán chạy nhất.

 

 
 
 

Năm 1994, trang web bán sách trực tuyến Amazon bắt đầu hoạt động. Trải qua 20 năm Amazon đã thực sự lớn mạnh trên nhiều lĩnh vực khác  nhau, song  độc giả trên toàn thế giới vẫn tìm đến Amazon như chợ sách trực tuyến lớn nhất. Do đó khi Amazon công bố cuốn sách đứng đầu danh sách sách bán chạy nhất trong 20 năm qua của mình đã không chỉ tạo nên sự tò mò khó cưỡng mà còn gây ấn tượng mạnh cho độc giả trên khắp thế giới.

Danh sách của Amazon cho thấy 2 tập đầu tiên của bộ truyện Harry Potter không hề xuất hiện trong danh sách này, dù 5 tập còn lại rất được yêu thích. Bên cạnh Harry Potter, các cuốn tiểu thuyết bán chạy khác trên Amazon bao gồm A Man in Full, Cold Moutain, Mật mã Da Vinci, Biểu tượng thất truyền, Cô gái chọc tổ ong bầu, 50 sắc thái Xám, Harry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa. Năm 2017, tập thơ Milk and Honey của Rupi Kaur là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất với số lượng bán ra hơn một triệu bản.Hai cuốn sách phi hư cấu là Từ tốt đến vĩ đại và Strengthfinder 2.0 xuất hiện trong hai năm liền, cho thấy mức độ phổ biến của dòng sách kinh doanh và self-help. Cuốn tiểu sử Steve Jobs của Walter Isaacson được phát hành vỏn vẹn chưa đầy 20 ngày sau khi vị CEO thiên tài của Apple qua đời cũng trở thành cuốn sách bán chạy nhất năm 2011. Số lượng sách phi hư cấu so với tiểu thuyết cũng khá cân bằng (10 phi hư cấu so với 13 tiểu thuyết). Đặc biệt, trong hơn 20 năm bán sách của Amazon, cuốn First 100 Words của Roger Priddy thuộc hạng mục sách trẻ em góp mặt trong số sách bán chạy.

Trước đó,Trang 7Brand cũng đã cồn bố danh sách những cuốn sách văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau nhiều nhất trên thế gới.  Đứng đầu danh sách những tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất là Hoàng tử bé của nhà văn người Pháp Antoine de Saint-Exupéry với 253 bản dịch. Dù được viết cho trẻ em nhưng cuốn sách đã chạm tới trái tim của hàng triệu người lớn trên thế giới với những câu văn nổi tiếng như “Tất cả những người lớn đều từng là trẻ con.. nhưng rất ít người trong số đó nhớ về điều này” hay “Người ta không bao giờ bằng lòng với chỗ của mình cả!’’.

Xếp ở vị trí thứ hai với 240 bản dịch là cuốn sách thiếu nhi Pinocchio. Hình ảnh chú bé người gỗ Pinocchio của nhà văn người Ý Carlo Collodi đã trở thành một biểu tượng vô cùng phổ biến của văn học kinh điển thế giới.

Với số bản dịch lên đến 200 bản, cuốn Pilgrim’s Progress (tạm dịch: Hành hương) được coi là tác phẩm quan trọng nhất của văn học Anh về tôn giáo đã xếp lần lượt ở vị trí thứ ba, bốn, năm cùng với Alice ở xứ sở thần tiên của C.S.Lewis với 174 bản, Truyện cổ Andersen với 159 bản và Hai vạn dặm dưới biển của Jules Verne với 148 bản.

Ở hai vị trí tiếp theo là hai series truyện tranh nổi tiếng Những cuộc phiêu lưu của Asterix của người Pháp được dịch ra 114 bản và Những cuộc phiêu lưu của Tintin của người Bỉ với 112 bản. Và Nhà giả kim của Paulo Coelho, Pippi tất dài của Astrid Lindgren và Harry Potter của J.K. Rowling....Ngoài ra những tên tuổi nhà văn ở nhiều quốc gia khác nhau  mà tác phẩm của họ ở một chừng mực nào đó đã làm mưa làm gió ở những quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hồng lâu mộng,Cuốn theo chiều gió, Trăm năm cô đơn...

 

Diệu Thuần( tổng hợp)

Nguồn: Văn Nghệ

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *