Tìm tòi thể nghiệm

3/6
11:37 AM 2015

Bạn đọc trẻ với việc tiếp nhận văn học mạng

Nếu đọc sách in, người đọc tập trung, chuyên tâm tham dự vào tác phẩm, thẩm thấu từng con chữ, còn với cư dân mạng, ngoài việc đọc, còn có thể tranh thủ nghe nhạc, chơi facebook, thậm chí xem phim. Nhanh nhạy, tức thời, dễ dàng, song, tâm thế mạng chi phối nên bạn đọc trẻ khó lòng khai thác được vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm.

Mặt khác, nếu bạn đọc cần tra cứu, tìm kiếm thông tin, không ai đứng ra bảo đảm độ tin cậy, chính xác từ mạng xã hội cho bạn. Bởi lẽ, văn học mạng như một bức tranh dang dở, chưa hoàn thành. Bạn đọc phải hết sức cẩn thận trước những “dị bản”. Bạn đọc sách như thế nào thì biểu hiện văn hóa của bạn như thế ấy. Văn hóa đọc thể hiện ở kĩ năng chọn, đọc, tiếp thu, lĩnh hội sách của bạn. Các tác giả trẻ thường viết theo thị hiếu, chiều lòng tính giải trí của bạn đọc trẻ nên sản phẩm viết ra thường hời hợt, non về tư tưởng lẫn nghệ thuật, thậm chí chứa đựng nhiều nội dung lệch lạc. Tính chất tự do của văn học mạng cho phép người sáng tạo không phải chịu trách nhiệm trước những sản phẩm do mình viết ra. Tình huống ấy đặt bạn đọc trước vô vàn thử thách trong việc tiếp nhận.

Sự xuất hiện và phát triển của văn học mạng đã góp phần đa dạng diện mạo văn học đương đại. Không thể xem toàn bộ những tác phẩm đăng online là loại văn chương mạng, còn non kém, mà tác phẩm nào in ra sách báo thì mới gọi là văn chương “thật”. Một tác phẩm nghệ thuật tồn tại như thế nào tùy thuộc ở người tiếp nhận. Nếu tác phẩm ấy đạt được giá trị về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, thì dù nó được công bố ở trên mạng hay trên sách báo đều được bạn đọc đón nhận. Vấn đề, ở một siêu không gian, văn học mạng tạo ra sự tương tác giữa người viết và người đọc, xóa bỏ mọi giới hạn, cho phép người sáng tạo được thử nghiệm, bộc bạch quan điểm,... do đó, đây không hẳn là nơi hoàn toàn đáng tin cậy.

Thời buổi công nghệ, chỉ cần mang máy tính, chiếc điện thoại,... có hỗ trợ internet, dù ở đâu, trên tàu hay trên xe,... đều có thể lướt web bất cứ lúc nào mà không cần phải tay xách nách mang. Kể ra cũng tiện. Cần thông tin gì cứ gõ google. Văn học mạng Việt Nam phát triển hơn mười năm nay, người viết lẫn người đọc đều thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của mình. Sự xuất hiện các trang web như vanchuongviet.org, vanvn.net, vienvanhoc.org.com, ngonngu.net, vanhocquenha.vn, phebinhvanhoc.com.vn,... góp phần thúc đẩy quá trình giao tiếp văn học, mở ra tâm thế đón nhận mới. Ngay các nhà thơ, nhà văn Việt Nam “gạo cội” cũng bước vào sân chơi này. Họ đưa sản phẩm của mình đến với cộng đồng mạng qua hai con đường, đưa lên những bài viết đã in thành sách báo và những bài viết trước khi in ra sách báo thông qua các trang blog, trang web cá nhân,... như Nguyễn Quang Thiều, Đặng Thân, Hoàng Vũ Thuật, Văn Công Hùng, Ngô Minh, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập, Mai Văn Phấn,... Thế hệ “mười ngón tay” lại thường hành trình theo con đường từ trang mạng ra sách giấy. Nhiều tác giả trẻ như Nguyễn Thế Hoàng Linh, Gào, Kawi Hồng Phương, Born, Nguyễn Ngọc Thạch, Anh Khang, Leng Keng, Trần Thu Trang, Võ Anh Thơ, Quỳnh Thy, Hân Như, Lê Ngọc Mẫn, Lê Minh Phong, Nguyễn Phong Việt,... đã sớm thành công khi sáng tác trên mạng. Ví như tác giả Nguyễn Phong Việt, anh được xem là “hiện tượng của phát hành”. Tập thơ đầu tay Đi qua thương nhớ, bán được 30 ngàn bản; tập thứ hai Từ yêu đến thương, bán được 20 ngàn bản; tập thơ Như một dòng chảy ngược, sinh ra để cô đơn! vừa ra mắt cuối năm 2014 với 4 ngàn bản in. Theo thống kê của của trang tiki.vn (website bán sách online lớn nhất hiện nay), trong 10 quyển sách bán chạy nhất năm 2014, tác giả trẻ Việt Nam bước ra từ văn học mạng chiếm số lượng áp đảo (Ai rồi cũng khác - Hamlet Trường và Iris Cao, Buồn làm sao buông - Anh Khang, Cafe cùng Tony - Tony Buổi Sáng, Hoa Linh Lan – Gào, Người yêu cũ có người yêu mới - Iris Cao). Dẫn chứng trên cho thấy số lượng tác phẩm văn học mạng của người cầm bút trẻ in thành sách giấy tăng nhanh, có sức thu hút lớn đối với lớp trẻ. Tuy nhiên, từ đời sống mạng chuyển sang đời sống thực, nhiều tác phẩm mạng đã giảm nhiệt không ít bởi sự soi xét gắt gao của độc giả “hàn lâm” và giới phê bình.

Vậy, bạn đọc trẻ phải chọn lựa, sàng lọc như thế nào khi đối diện với văn học mạng? Thực tế trên cho thấy, nếu mạng xã hội thai nghén, sản sinh ra những người viết trẻ thì đồng thời tạo ra không gian xôm trò cho cư dân mạng trực tuyến. Bản thân mỗi văn bản văn học mạng là mỗi văn bản mở, chưa hoàn kết. Nếu văn học giấy (được in ra giấy) hoặc văn học điện tử đặt người đọc trong tâm thế “giấy” (cách gọi của Inrasara), nghĩa là ở tâm thế thụ động, thì văn học mạng lại mang đến tâm thế bình đẳng giữa tác giả và người đọc. Tác giả có thể bổ sung, thêm bớt ở bất kì thời gian, không gian nào. Còn người đọc thì tự do góp ý. Tạo ra sự tương tác dân chủ giữa tác giả và người đọc, văn học mạng buộc tác giả không ngừng phấn đấu để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, còn người đọc phải thận trọng trước những tác phẩm dễ dãi, èo uột. Căn cứ vào lượt view (xem), số lượng like (thích), comment (bình luận), đối với mỗi tác phẩm, có thể thấy giới trẻ đã ít nhiều quan tâm đến văn học. Những lời đánh giá, nhận xét thuận chiều hay trái chiều, tích cực hay tiêu cực, một mặt, tự họ thể hiện ý thức trong việc đọc và tiếp nhận tác phẩm, mặt khác, còn tạo ra môi trường đối thoại trực tiếp, dân chủ, bình đẳng, giúp người viết có thể chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm của mình.

Không chỉ quan tâm đến đời sống văn học trẻ đương đại, cộng đồng mạng còn quan tâm đến những tác phẩm kinh điển, những tên tuổi nổi tiếng,... qua các trang đọc sách online miễn phí hoặc sách điện tử chính thống. Sách điện tử so với sách giấy có nhiều lợi thế hơn về độ gọn nhẹ. Bạn đọc có thể tùy ý chỉnh sửa lại font chữ, cỡ chữ, màu sắc,... để thuận lợi cho việc đọc. Chỉ cần gõ tên tác phẩm muốn đọc, ebook sẽ đáp ứng sở thích của bạn. Bạn có thể tải về máy hoặc đọc online. Vì vậy, đa phần các bạn đọc trẻ thường chọn internet làm cầu nối để tiếp cận văn chương. Ở một góc độ, văn học mạng đã định hướng cách đọc tích cực cho giới trẻ. Sự xuất hiện văn học mạng chứng tỏ văn hóa đọc của các bạn trẻ không hoàn toàn bị lãng quên.

Văn học mạng ra đời, đặt bạn đọc trẻ trong tâm thế mới, và, nó cũng hệ lụy khi còn không ít mặt hạn chế. Thế hệ “mười ngón tay” nhanh chóng thích nghi với việc mua bán, trao đổi trực tuyến vừa đỡ tốn thời gian, công sức vừa giảm chi phí cho việc rong ruổi kiếm tìm sách. Chỉ cần ngồi lướt phím, nhấp chuột, mọi thông tin cần tra cứu, khai thác đều có. Tuy nhiên, nếu đọc sách in, người đọc tập trung, chuyên tâm tham dự vào tác phẩm, thẩm thấu từng con chữ, còn với cư dân mạng, ngoài việc đọc, còn có thể tranh thủ nghe nhạc, chơi facebook, thậm chí xem phim. Nhanh nhạy, tức thời, dễ dàng, song, tâm thế mạng chi phối nên bạn đọc trẻ khó lòng khai thác được vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm. Mặt khác, nếu bạn đọc cần tra cứu, tìm kiếm thông tin, không ai đứng ra bảo đảm độ tin cậy, chính xác từ mạng xã hội cho bạn. Bởi lẽ, văn học mạng như một bức tranh dang dở, chưa hoàn thành. Bạn đọc phải hết sức cẩn thận trước những “dị bản”.

Bạn đọc sách như thế nào thì biểu hiện văn hóa của bạn như thế ấy. Văn hóa đọc thể hiện ở kĩ năng chọn, đọc, tiếp thu, lĩnh hội sách của bạn. Các tác giả trẻ thường viết theo thị hiếu, chiều lòng theo tính giải trí của bạn đọc trẻ nên sản phẩm viết ra thường hời hợt, non về tư tưởng lẫn nghệ thuật, thậm chí chứa đựng nhiều nội dung lệch lạc. Tính chất tự do của văn học mạng cho phép người sáng tạo không phải chịu trách nhiệm trước những sản phẩm do mình viết ra. Tình huống ấy đặt bạn đọc trước vô vàn thử thách trong việc tiếp nhận. Tuy vậy, hiện nay, không phải bạn đọc nào cũng tiếp nhận tác phẩm một cách nghiêm túc, mà rất nhiều người, đọc chỉ để giải trí, thỏa mãn tâm lí, sở thích cá nhân. Sức nóng, sự cuốn hút của truyện ngôn tình với giới đọc trẻ là một minh chứng. Trưa ngày 5-4-2015 vừa qua, không khí nóng nực, chật chội vẫn không thể kìm hãm niềm yêu thích, được gặp gỡ, giao lưu với tác giả Diệp Lạc Vô Tâm của hàng ngàn bạn đọc trẻ tại Nhà triển lãm Thành phố, 92 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Lòng hâm mộ này thật hiếm xảy ra đối với những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Việt Nam. Thực tế đã cho thấy bão ngôn tình chưa thoái trào, mặc dù được đánh giá là thuộc dòng truyện hay ít dở nhiều, tuổi thọ ngắn. Trước trào lưu truyện ngôn tình, hơn bao giời hết, giới trẻ cần có thái độ nghiêm túc và kĩ năng trong việc đọc. Cần tiếp nhận trên tinh thần đồng sáng tạo, có tầm nhìn bao quát, thái độ khách quan để lọc thải, lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật đích thực, sẵn sàng loại trừ, tẩy chay những sản phẩm hời hợt, không có giá trị về mặt nội dung lẫn nghệ thuật giữa bạt ngàn rừng sách. Chỉ có tinh thần lao động khoa học, sức mạnh của bản lĩnh, trí tuệ thì chúng ta mới thu về được khối lượng tri thức cần thiết.

Văn hóa tranh luận cũng là một khía cạnh biểu hiện văn hóa đọc. Sự tự do của văn học mạng không chỉ tạo không gian tự do cho người viết mà còn tạo không gian rôm rả, dân chủ cho người đọc. Trên các trang mạng xã hội, rất nhiều comment thể hiện sự tranh luận nghiêm túc, văn minh nhưng cũng không thiếu những cuộc tranh luận như một cuộc hỗn chiến, có khuynh hướng công kích, tư thù cá nhân. Ẩn giấu bằng những cái tên nặc danh, người đọc tung hết chiêu trò, đôi khi hết sức vô văn hóa. Khen thì khen hết cỡ. Chê thì chê đến tận cùng. Va chạm với những cuộc ẩu đả ngôn từ trên mạng, nếu không tỉnh, vội vã, theo cảm tính, hùa theo số đông, bạn đọc trẻ sẽ khó lòng phân biệt đâu là giá trị đích thực của tác phẩm. Với văn học mạng, mỗi bạn đọc hãy phát huy tính chủ động, trách nhiệm cao trước những phát ngôn của mình. Trước tiên, hãy là một biên tập viên khó tính.

Đọc văn học mạng hay đọc văn học giấy, theo chúng tôi, đều rất quan trọng. Văn học mạng chứa đựng một khối lượng thông tin to lớn, khổng lồ. Vấn đề đặt ra, mỗi bạn đọc phải tìm được, định hướng được phương pháp, cách đọc tốt nhất. Bởi, đọc là việc làm suốt cả cuộc đời con người.

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *