Thời sự văn học nghệ thuật

19/5
12:21 PM 2016

KẾT QUẢ ĐẠI HỘI VĂN HỌC Á PHI LẦN THỨ 7

Đại hội Hội Nhà văn Á Phi diễn ra tại El Gouna từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 5 năm 2016 với sự có mặt của ngài Helmy El Namnam, Bộ trưởng bộ văn hóa thay mặt cho thủ tướng Abdel Fattah El Sissi, cũng như Thống sứ khu vực Biển Đỏ, tướng Ahmed Abdallah.

Phiên khai mạc Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, ngài Tổng thư ký Mohamed Salmawy chào mừng các nhà lãnh đạo và đại diện các nước thành viên từ châu Á và châu Phi. Ngài tổng thư ký giải thích rằng trong 3 năm vừa qua kể từ khi Hội được thành lập năm 2012, số lượng thành viên đã lên đến 38 nước từ cả hai châu lục, khiến cho Hội nhà văn Á Phi trở thành tổ chức văn học quan trọng nhất của cả hai châu lục.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng bộ văn hóa thay mặt Thủ tướng gửi lời chúc Đại hội văn học Á Phi thành công tốt đẹp, kể từ giữa những năm 50 khi Hội nhà văn Á Phi được thành lập sau phong trào giải phóng dân tộc của các nước thế giới thứ 3.

Mục tiêu của Hội nhà văn vẫn còn nguyên và gắn bó chặt chẽ với sự tự do và giải phóng của các nhà văn.

Về phần mình, ngài Thống sứ khu vực Biển Đỏ bày tỏ sự hân hạnh khi được đăng cai một sự kiện có uy tín và mong rằng Hội nhà văn sẽ có thêm nhiều hội nghị tại khu nghỉ mát Biển Đỏ bình dị này và đảm bảo rằng các điều kiện cần thiết sẽ được đáp ứng đủ.

Ngài Tổng thư ký Mohamed Salmawy tại hội nghị bàn tròn tổ chức ở VN ngày 26-8-2013

Các phiên họp của Đại hội

Trong các phiên họp của Đại hội diễn ra sau đó, ngài Tổng thư ký giải thích rằng một số các thành viên không thể đến dự Đại hội do nhiều lý do, trong đó có lý do tài chính, nhưng cũng đã gửi bài phát biểu ủy quyền chính thức thay cho sự có mặt của mình.  Họ cũng đã gửi ý kiến về nhiều điểm chính trong chương trình nghị sự, và những ý kiến này đã được xem xét nghiêm túc. Ngài tổng thư ký cũng đã đọc một số lời nhắn tới Đại hội của các thành viên không có mặt.

Báo cáo của Tổng thư ký

Ngài tổng thư ký sau đó đã trình bày báo cáo chi tiết các hoạt động của hội trong 3 năm vừa qua. Ngài tổng thư ký đã nhấn mạnh các điểm sau:

  • Sau Đại hội lần thứ 6 tại Cairo tháng 12 năm 2012, các cuộc họp đã liên tục diễn ra tại Hà Nội/Việt Nam, Matxcơva/ Nga và Amman Giođan.
  • Số lượng thành viên đã tăng lên 38 quốc gia. Các quốc gia thành viên mới là:
  1. Senegal
  2. Philipin
  3. Chad
  4. Togo
  5. Mianma
  6. Mông Cổ
  7. Côlômbia
  8. Cuba
  • Một văn phòng của Hội nhà văn Á Phi đã được mở vào năm 2014 tại Islamabad/Pakistan do nhà văn Rahat Saeed làm đại diện với sự có mặt của ngài Tổng thư ký và chủ tịch hội AAPSO, tiến sĩ Helmy El Hadidi.
  • Tạp chí văn học Hoa Sen có uy tín của Hội đã được tái bản và được lưu hành trong thời gian Đại hội. Tạp chí sẽ được xuất bản ra một số phiên bản như tiếng Việt, tiếng Urdu... Phiên bản điện tử của tạp chí cũng sẽ sớm được ra mắt.
  • Hội nhà văn Á Phi đã nhận được yêu cầu từ được làm thành viên từ các nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Côlômbia và Cuba đều có những ý tưởng và nguyên tắc giống với AAWU.
  • Nguồn tài chính của AAWU đã tăng lên từ con số 0 khi mới bắt đầu vào năm 2012 và giờ là 150 ngàn bảng Ai Cập và 24 ngàn đô la Mỹ sau các khoản chi tiêu 3 năm vừa qua.
  • Hội kêu gọi tất cả các thành viên đóng phí đầy đủ vì đây là nguồn thu chính của hội,
  • Sau khi thảo luận kỹ lưỡng, Đại Hội tán thành với báo cáo của Tổng thư ký.

Sửa đổi bổ sung quy chế

Một điểm quan trọng của chương trình nghị sự của Đại hội là sự sửa đổi bổ sung quy chế của Hội. Sau khi thảo luận, 8 quy chế mới đã được thêm vào. Văn bản quy chế mới sẽ sớm được xuất bản và gửi tới tất cả các thành viên.

Nghị quyết

  • Chấp nhận tư cách thành viên chính thức của các nước Mỹ Latinh với tất cả các sửa đổi cần thiết của các quy chế bao gồm việc lựa chọn Phó tổng thư ký hội.
  • Tên của Hội do đó sẽ đổi thành Hội nhà văn Á Phi và Mỹ Latinh.
  • Thay thế ban cố vẫn có sẵn của tạp chí Hoa Sen bằng một ban biên tập mở rộng bao gồm 7 thành viên từ các khu vực khác nhau: Sênêgan, Việt Nam, Afghanistan, Côlômbia,  Suđăng, Ku oát, và Môrôcô.
  • Xác nhận phiên bản điện tử của tạp chí Hoa Sen với nhiều thứ tiếng khác nhau.
  • Xác nhận giải thưởng Hoa Sen.
  • Ủy quyền quyết định điều lệ Giải thưởng Hoa Sen cho ngài Tổng thư ký.
  • Hội nghị bàn tròn nên đưa ra Tuyên ngôn cuối cùng đại diện cho vị trí của Hội về các vấn đề xung đột tại các nước thành viên.
  • Chấp nhận đề nghị của Su đăng về việc mở một chi nhánh địa phương của Hội tại Khartoum với điều kiện phải tuân thủ các điều luật thích hợp(có thể tự cung cấp nguồn tài chính và không xen lẫn với mục tiêu và các hoạt động của Hội quốc gia).
  • Ủy quyền ngài Tổng thư ký tạo điều kiện để các thành viên đóng hội phí khi cần thiết như được quy định trong quy chế bổ sung
  • Chấp nhận đưa ra vị trí quan sát viên cho các nhà văn và văn hội phương Tây có cùng chung mục tiêu với Hội mà không cần đóng hội phí.

Các tuyên bố

Kết thúc đại hội, các thành viên đưa ra tuyên bố thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề liên quan tới sự bất ổn chính trị khắp thế giới.

Trong tuyên bố của mình, các thành viên lên án mạnh mẽ những hành động của chủ nghĩa khủng bố được thực hiện dưới vỏ bọc tôn giáo cho dù là hành động của những người cực đoan hoặc là của chính quyền, và nhấn mạnh vào thực tế là các nhà văn sẽ luôn là những người tiên phong đấu tranh cho công bằng xã hội ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Như vậy, các thành viên tham dự Đại Hội tuyên bố sự ủng hộ hoàn toàn đối với người Palestine và lên án sự tấn công dữ dội vào các công dân bởi sự công kích của người Israel.

Đại hội cũng đã lên tiếng chống lại sự mù quáng tôn giáo và sự thù ghét của các nhóm tôn giáo cũng như chống lại trào lưu tôn giáo chính thống tại các quốc gia như I rắc, Pakistan, Syria, Libya, Yemen, Mali, Trung Phi, Miama và Nigeria, và kêu gọi quan điểm cộng đồng quốc tế để đảm bảo rằng những hành động khủng bố dưới cái tên tôn giáo sẽ không lan ra những nước láng giềng.

Các nhà văn tham dự Đại hội cũng tuyên bố sự ủng hộ của mình đối với sự dàn xếp một cách hòa bình đối những xung đột khu vực với mục tiêu giữ vững sự ổn định thông qua an ninh quốc gia và khu vực.

Cuối cùng, các đại biểu cùng hướng tới quyền tối cao của tự do, công lý và bình đẳng giữa mọi công dân thế giới và luôn đứng bên cạnh các quốc gia bị tàn phá do nội chiến và mâu thuẫn tôn giáo nơi mà phụ nữ và trẻ em bị giết hại và những người dân vô tội bị chặt đầu nhân danh tôn giáo. Họ cũng giữ vững lập trường kêu gọi sự tự do cho những tù nhân lương tâm khắp nơi trên thế giới.

Bầu cử :

Đại hội đã tiến hành bầu ra Ban lãnh đạo Hội Nhà văn Á Phi và Mỹ La Tinh nhiệm kỳ 7 với kết quả như sau :

  1.  Tổng thư ký                                        Mohamed Salmawy ( Ai- cập)
  2. Chủ tịch                                               Abdoulaye Fode Ndione (Senegan)
  3. Phó Tổng thư ký thứ nhất            Nguyễn Quang Thiều (Việt Nam)
  4. Phó Tổng thứ ký khu vực châu Phi Hilda Twongyweire (Uganda)
  5. Phó Tổng thư ký khu vực châu Á   Yuk Pathak (Nê pan)
  6. Phó Tổng thư ký khu vực Mỹ Latinh        Fernadon Rendon (Côlômbia)
  7. Phó Tổng thư ký phụ trách hợp tác          Zyad Abu Laban (Gio đan)

Các ủy ban chuyên ngành

( do một số nước thành viên phụ trách ):

  1. Ủy ban Nhân quyền                                 Ấn Độ
  2. Ủy ban Ngoại giao                                   Nga                      
  3. Ủy ban Công tác hội viên                        Su đăng
  4. Ủy ban tạo nguồn tài chính            I rắc
  5. Ủy ban Nghiên cứu                                  Ôman         
  6. Ủy ban Văn học thiếu nhi                         Ku oát
  7. Ủy ban Dịch thuật                                   Cuba
  8. Ủy ban các vấn đề văn hóa            Sê nê gan
  9. Ủy ban Thông tin truyền thông                 Nê pan

Tổng thứ ký Hội Nhà văn Á-Phi và Mỹ La Tinh

Nhà văn Mohamed Salamwy

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *