Những ban đêm thành cột mốc tháng năm/ Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng/ Đêm thao thức đón chờ ánh sáng/ Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời. (Đêm trắng - Nguyễn Văn Thạc)
Gửi thư    Bản in

Tôn vinh nét đẹp văn hóa Khơ-me Nam Bộ

(Festival Đua ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ I)

Bài, ảnh: Hồng Nhật - 18-11-2013 05:16:20 PM

VanVN.Net - Festival Đua ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - Sóc Trăng lần thứ I vừa kết thúc ngày 17/11 tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đây được xem là một trong những hoạt động nhằm tạo động lực cho sự phát triển, vun đắp thêm tình đoàn kết, gắn bó của các dân tộc anh em vùng ĐBSCL và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ…

Festival Đua ghe ngo ĐBSCL - Sóc Trăng lần thứ I gồm một loạt các hoạt động như: Hội chợ thương mại, liên hoan ẩm thực ba dân tộc Kinh - Khmer – Hoa, hội thao dân tộc - trò chơi dân gian; triển lãm ảnh Sóc Trăng xưa; ca múa nhạc tổng hợp; liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khơ-me Nam Bộ; Lễ cúng trăng - Óc om bóc; hội thi thả đèn nước; hội thi trang phục 3 dân tộc Kinh – Khơ-me – Hoa và ngày hội đua ghe ngo. Trong đó, ngày hội đua ghe ngo là điểm nhấn quan trọng nhất của Festival.

Đêm khai mạc Festival bên dòng sông Maspero rực rỡ sắc màu

Ở ĐBSCL, lễ hội Óc Om Bóc - Đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khơ-me diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Lễ hội này còn có tên là Lễ Cúng Trăng với nhiều nghi thức như: Thả đèn nước, đèn trời, đua thuyền trên sông… Qua đó đồng bào Khơ-me muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với Thần Nước, Thần Đất; cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất, nước, môi trường… Hơn mười năm trở lại đây, lễ hội Óc Om Bóc - Đua ghe Ngo không ngừng phát triển, thật sự đã trở thành ngày hội lớn của chung 3 dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khơ-me.

Tại Sóc Trăng, lễ hội Óc Om Bóc - Đua ghe Ngo được đồng bào Khơ-me duy trì từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Kế tục, phát huy truyền thống đó, các cấp chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã chung tay cùng đồng bào đứng ra tổ chức thành nền nếp, quy củ.

Ông Mai Khương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban tổ chức Festival Đua ghe Ngo ĐBSCL - Sóc Trăng lần thứ I cho biết: “Năm nay được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, lễ hội được nâng lên thành Festival Đua ghe Ngo mang tầm khu vực và quốc gia. Festival là sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch đặc trưng của vùng đất Tây Nam Bộ. Lần đầu tiên tỉnh Sóc Trăng vinh dự được tổ chức, với tinh thần trách nhiệm của mình, tỉnh đã tích cực chuẩn bị, triển khai thực hiện các công việc theo đúng kế hoạch đề ra. Chúng tôi hy vọng Festival sẽ góp phần bảo tồn di sản văn hoá truyền thống của các địa phương trong khu vực; cùng cả nước xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Trong những ngày diễn ra Festival, từng dòng người nườm nợp, háo hức kéo về trung tâm thành phố Sóc Trăng, bởi ai cũng muốn được tận mắt chứng kiến những cuộc tranh tài quyết liệt, đầy tinh thần thượng võ và nhân văn của các đội ghe ngo. Ban tổ chức cho biết, có hơn 500.000 người trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng đến tham dự, cổ vũ.

Đội ghe nào cũng nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả

Trong 2 ngày 16 và 17-11, không quản nắng nóng, người dân xếp hàng chật ních dọc hai bên bờ sông Maspero nhiệt tình cổ vũ các đội ghe tranh tài. Anh L.Stelle, du khách người Đức hào hứng nói: “Tôi nghĩ rằng đây là môn thể thao rất độc đáo. Nó không chỉ đòi hỏi sức khỏe dẻo dai mà còn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên. Đòi hỏi lớn nhất của bộ môn thể thao này có lẻ là sự đoàn kết, thống nhất và ý chí quyết tâm rất cao của từng người”.

Theo dõi thường xuyên ngày hội đua ghe ngo, Hòa thượng Lý Đức, Trụ trì chùa SomRông (phường 5, TP Scó Trăng) rất vui mừng vì giải năm nay số lượng các đội tăng nhiều so với năm ngoái. Bởi đây là một hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Khơ-me Nam Bộ và đã được đông đảo bà con người Kinh, người Hoa tích cực tham gia.

Mỗi đội nge đại diện cho một ngôi chùa và địa phương nên các vị hòa thượng luôn quan tâm theo dõi cuộc đua

Ông Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Festival Đua ghe ngo thể hiện tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng cao, đồng thời thể hiện được tính thượng võ của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me anh em trong khu vực. Do đó, cần phải được tôn vinh, gìn giữ và phát huy cho tốt; xem đây là một trong những hoạt động tạo động lực cho sự phát triển và vun đắp thêm tình đoàn kết, gắn bó của các dân tộc anh em trong vùng. Festival Đua ghe Ngo ĐBSCL - Sóc Trăng lần thứ I còn là điều kiện thuận lợi để tỉnh Sóc Trăng giới thiệu, quảng bá, mời gọi đầu tư về phát triển kinh tế - xã hội; phát triển văn hóa, thể thao, du lịch cho địa phương theo hướng liên kết vùng. Đồng thời sẽ là điểm đến hấp dẫn, thân thiện cho các nhà đầu tư và du khách tìm hiểu, hợp tác phát triển du lịch trong lĩnh vực văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ.

Các đội ghe ngo nữ quyết liệt tranh tài

Cuối giờ chiều 17/11, vòng chung kết của giải đua ghe ngo tại Festival Đua ghe ngo ĐBSCL - Sóc Trăng lần thứ I đã kết thúc, kết quả các đội ghe của tỉnh 2 Trà Vinh và Bạc Liêu đã đạt thứ hạng cao nhất.

Ở nội dung bơi 1.200m dành cho nam, đội ghe ngo huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh xuất sắc giành ngôi vô địch. Đội ghe nữ chùa Ngan Dừa (thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) đoạt giải nhất ở cự ly bơi 1.000m.

Mỗi giải nhất cho cả đội nam và đội nữ trị giá 200 triệu đồng, ngoài ra ban tổ chức còn trao các giải nhì, ba, tư. Tham dự Festival năm nay có này có 62 đội ghe ngo (49 đội nam và 13 đội nữ) tham thi đấu. Riêng tỉnh Sóc Trăng chiếm áp đảo với 47 đội dự thi.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Người đi về phía ánh trăng

VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...