Thu về trên tóc/ Đông đọng trong hồn/ Nhổ được tóc bạc/ Nhổ chăng nỗi buồn? (Hỏi mình - Phạm Đức)
Gửi thư    Bản in

“Người đàn bà sau bão” của Nguyễn Hồng Nụ

Thúy Hạnh - 04-01-2012 09:53:04 AM

VanVN.Net - Đây là truyện ký về bà Đoàn Thị Vũ – người con gái sinh năm 1940 trong một gia đình nghèo, trên mảnh đất Phủ Lỗ, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc, nay là huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. “Người đàn bà sau bão” hàm ý nói rằng: Người đàn bà có tên Đoàn Thị Vũ ấy đã quyết chí vượt qua cơn bão cuộc đời, vươn lên sống cuộc đời đầy ý nghĩa sau nhưng cơn bão đời ấy!

Bìa cuốn Người đàn bà sau bão

Theo bước chân nhà văn Nguyễn Hồng Nụ, chúng ta tìm hiểu cuộc đời giông bão ấy của Đoàn Thị Vũ. Mới ra đời, Vũ đã chịu cảnh mất cha, đói nghèo uy hiếp cuộc sống của mấy mẹ con Vũ... Đó là cơn bão đầu tiên ập xuống mái đầu non trẻ của Vũ (tr.11). Mười bốn tuổi, Vũ phải trải qua những ngày tháng xa mẹ, đi làm con nuôi cho cho ông cậu (em của mẹ), nhưng vì nhớ mẹ, thương em, Vũ trở về nhà làm lụng vất vả để kiếm miếng ăn bằng công việc kéo vó tôm trên đầm trong đêm khuya khoắt và gió lạnh... Cuộc sống không mỉm cười với mẹ con Vũ, một lần nữa Vũ lại xa mẹ, lên ở với ông bác họ trên Yên Bái... Vũ lớn dần, lúc ấy 17 tuổi và cô cũng đã vượt qua cơn bão xô đẩy tuổi thơ vất vả của mình. Được ông bác cho ăn học đến nơi, đến chốn và do thông minh, tháo vát, Vũ được vào biên chế, rồi được cử làm cửa hàng trưởng Cửa hàng vật tư Trái Hút thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái phụ trách mười hai cán bộ, nhân viên lúc cô 21 tuổi (tr. 45).

     Những tưởng cơn bão đã đi qua, nào ngờ đời Nụ liên tiếp bị những cơn bão lớn hơn tiếp tục vùi dập. Đó là mối tình đầu bị phản bội. Cô lấy chồng, hạnh phúc gia đình tưởng mãi mãi ấm êm cùng chồng và ba con - một gái hai trai. Nào ngờ chồng chết đột ngột, đẻ lạ vợ góa con côi, khiến Vũ tưởng như bị gục ngã. Đã vậy, công việc ở cửa hàng của của cũng cũng xảy ra nhiều chuyện không suôn sẻ, nào là bị lãnh đạo hiểu nhầm, thành kiến; đồng nghiệp “ghen ăn tức ở”, lại gặp thời buổi bắt chuyển đổi cơ chế kinh tế nên gặp không ít khó khăn... Bởi vậy, Vũ quyết định rời khỏi biên chế, đi theo con đường mà cô đã đắn đo suy nghĩ hàng tháng trời, đó là con đường kinh doanh, bắt đầu “khởi nghiêp với thương trường” (tr.77). Và cũng bắt đầu từ đây, Vũ sống và làm việc với những tháng năm “sau bão” – ý tưởng mà nhà văn Nguyễn Hồng Nụ dành cho cái tựa đề sách và nhiều trang viết tâm huyết của mình.

     Bắt đầu là nhận đại lý tiêu thụ phân đạm thuần túy trao đổi giữa hàng với tiền. Sau đó, Vũ thực hiện phương thức hàng đổi hàng, tức là phân đạm đổi lấy lạc, rồi bán lạc thu tiền được nhiều hơn do phương thức cũ bởi lạc được giả hơn. Chỉ với cách làm ăn này, đủ thấy Vũ quả là con người của thương trường. Giữa lúc ấy, vùng Phủ Lỗ trồng cây thuốc lá theo hợp đồng thu mua của nhà máy thuốc lá Thăng Long, Vũ chuyển sang đại lý thu mua-bảo quản mặt hàng này. Cũng với cách làm ăn hợp lý, hiệu quả khác người, Vũ thu được lợi nhuận khá lớn. Đến khi hợp đồng thu mua lá cây thuốc lá giảm xuống đột ngột, Vũ nhanh chóng chuyển sang thu mua, lượm lặt vỏ bao bì; tưởng như đó là  lối làm ăn của người lỡ vận, nhưng trái lại, là một cách kinh doanh đầy lợi nhuận. Đến lúc này, Vũ cùng các con đã có lưng vốn đáng kể. Vũ mua được mảnh đất mặt đường diện tích 150m2, chuẩn bị mặt bằng cho hoạt động kinh doanh mở rộng sau này.

Các con Trần Thị Thanh Hải,  Trần Thanh Sơn và Trần Lâm đã trưởng thành hơn nhiều. Bốn mẹ con chung sức, chung lòng mở rộng kinh doanh với trí thông minh, tài tháo vát và cả tính cần cù. Bắt đầu từ đâu? “Năm 1997, qua đợt thu mua bao tải phế liệu có lãi, Vũ chuyển sang thu mua giấy là vỏ bao xi-măng, bán cho nhà máy tấm lợp Đông Anh... Đây là cách làm nhỏ mà giá trị lớn. Đó là phương thức tiết kiệm ích nước lợi nhà, giảm chi phí ngoại tệ nhập nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất ra làm bao xi-măng cho nhà nước. Mặt khác, góp phần quan trọng cho vệ sinh môi trường” (tr.84-85).

    Đoạn văn trên đây gói gọn tư tưởng kinh doanh của bà Đoàn Thị Vũ và cũng là phương hướng hoạt động kinh doanh cho cả  các con bà và coi đó như là điểm nhấn về cuộc đời “sau bão” của bà cùng các con.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn