Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
  • Hai truyện ngắn trên cùng số báo Văn nghệ 52

    30-12-2011 02:45:43 PM

    VanVN.Net - Một cái dự thi, cái kia từ nước ngoài lai cảo. Cả hai đều modern, hay nói như người ta đang nói là hậu hiện đại. Truyện thứ nhất là lời kể của con mèo, truyện thứ hai nhà văn gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật trong truyện ngắn của mình trong khi nhân vật lại “gặp” một nhân vật khác trong tâm trí của cô. Cả hai đều đi tìm, đường đi và đích đến khác nhau nhưng suy cho cùng, đó chỉ là diện mạo khác nhau của Hạnh phúc. Đường đến cõi Sa – ma – đi là đến tâm linh, như Thiên đàng hay Niết bàn, một giả thuyết của Hạnh phúc vĩnh cửu nhưng do không biết cách đến, cái gia đình lục đục nọ lâm vào địa ngục do chính mình tạo nên; chỉ duy nhất con mèo thiến vốn bị giam trong tù ngục thì vụt thoát để đến được “cõi Sa – ma – đi”, được Tự do. Truyện về nhân vật Sri được viết bởi tâm hồn ngùn ngụt cháy, cái cháy bỏng của khát vọng lục tìm người cha trong ký ức mờ mịt của con người dù cái chết đã treo lơ lửng trên đầu cô; ấy là Người vậy! Hai truyện hay trên cùng một số báo, phải chăng mật độ hay của Văn nghệ đang dầy dần?

     
  • Những bài thơ từ tập "Bỏ quên trong rừng thu" của Khuất Bình Nguyên

    29-12-2011 02:43:43 PM

    VanVN.Net – Nhà thơ Khuất Bình Nguyên (sinh năm 1950), nguyên quán: Sơn Tây, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Gần 40 năm trước, khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Tổng hợp, chàng trai xứ Đoài dù lòng say đắm văn chương song đã vâng lời cha “làm công dân trước khi làm thi sĩ”. Anh đã theo học tiếp ngành Luật rồi chuyển sang công việc nghiên cứu và giám sát việc thi hành pháp luật. Tưởng như làm công việc khô khan đó, duyên nợ văn chương sẽ chẳng còn cơ hội vương vấn, nhưng hóa ra không phải như vậy, “nàng thơ” vẫn luôn ở bên anh, rất âm thầm mà nồng nàn sức quyến rũ… “Bỏ quên trong rừng thu” là tập thơ riêng thứ tư của anh từ năm 2009 đến nay. Bạn đọc của anh đều có chung cảm nhận: những câu thơ dường như mỗi ngày mỗi hay hơn với những cảm nhận tinh tế, sâu lắng về cái đẹp và muôn nỗi nhân gian… VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu chùm thơ chọn từ tập thơ này.

     
  • Ba truyện ngắn trong tập “Mèo đen” của Đỗ Bích Thúy

    27-12-2011 10:30:16 AM

    VanVN.Net - Bàn phím Đỗ Bích Thúy vẫn thủy chung với miền núi dù đến nay chị đã sống ở Hà Nội lâu hơn và đến chùm ba truyện này chúng ta hiểu thêm, đó còn là miền thẩm mỹ của chị. Văn minh đã ùa về đây với đại diện là chiếc xe máy Tàu mầu đỏ chót, nó đã làm cô Kía ngất ngây mỗi lần ngồi sau vi vu về chợ và cô liền nhầm lẫn đó là tình yêu; chỉ đến khi một chàng trai miền núi khỏe khoắn trên lưng con tuấn mã đến nhà thì tình yêu đích thực mới bừng dậy làm má Kía đỏ rực. Có lẽ chỉ với người sống ở những mỏm núi cao mới còn xử sự như đứa gái của Hầu Thìa Nhò, vẫn yêu thương y nhưng dứt khoát quay lưng dù y chặt ngón tay thề cai. Miền núi không chỉ là nơi thích hợp cho cái éo le trái khoáy là mang con bò đi kiếm đứa con trai nối dõi của vợ chồng lão Tráng A Sình tồn tại mà còn phủ lên nó một lớp sương mờ khiến thăm thẳm thêm tình chồng vợ, tình người. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy mãnh liệt mà không thô bạo, giản dị nhưng chí cốt; văn Đỗ Bích Thúy đang hay...

     
  • Truyện ngắn “Bến nước cơ quan” của Lại Văn Long

    26-12-2011 11:25:53 AM

    VanVN.Net - Tác giả Giải nhất báo Văn nghệ hơn mười năm trước (Kẻ sát nhân lương thiện) vừa mới tái xuất văn đàn cũng bằng một truyện ngắn dự thi. Mừng là vẫn còn giọng văn trẻ trung, dùng tiếng nói của đời thường tươi sống một cách nhuần nhị. Nhưng có điều không chắc là đáng mừng hay đáng ngại đây, khi cái nhìn không còn tươi nóng như trước mà trung dung tưng tửng lại vẫn chưa đến độ. Dù sao thì truyện đúng là truyện của người từng... giải nhất văn chương...

     
  • Trường ca “Người anh cả của toàn quân” của Hoàng Bình Trọng

    21-12-2011 08:18:07 PM

    VanVN.Net – Cuốn trường ca kể về một con người, một vị anh hùng dân tộc, nhưng lại không có tên trong danh sách những người anh hùng. Vậy mà nói đến ông, từ cụ già đến các em bé, hầu như ai cũng biết. Cả thế giới đều biết, nhưng chẳng ai dám chắc là mình đã biết cặn kẽ về ông, kể cả nhà văn, nhà thơ Hoàng Bình Trọng, người đã có công sưu tầm tìm hiểu tư liệu và viết tập trường ca này… Tôi chợt nhớ đến một ông già bản mà tôi đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: “…Vùng quê này là vùng quê của Đại tướng đới (đấy). Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng có nói chuyện với đồng bào mình bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chún ta đới. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là Rừng Đại tướng. Đấy là một ngôi đền thiêng, một ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Bởi vì Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “Người anh cả của toàn quân”. Trường ca “Người anh cả của toàn quân” khép lại. Nhưng câu chuyện về Tướng Giáp thì vẫn tiếp tục mở ra trong cõi nhân gian… (Nhà thơ Trần Đăng Khoa). Nhân dịp kỉ niệm 67 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1944 – 22/12/2011), VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc 2 chương trích trong tập trường ca của nhà thơ Hoàng Bình Trọng.

     
  • Tập thơ “Gió đàn ông” của Nguyễn Hưng Hải

    21-12-2011 10:27:45 AM

    VanVN.Net - Nguyễn Hưng Hải nổi tiếng từ ngày còn trẻ, nhưng có nhiều năm chững lại không biết vì sao? Có phải ông tự cảm thấy giọng thơ mình đơn điệu và “như cỏ, không thể trỗi vượt khỏi bóng cây thiên tuế” là một tứ thơ có trong tập này? Và hình như ông đã xoay xở thật lực để có được một diện mạo khác, vẫn là ông - Nguyễn Hưng Hải, nhưng hồn hậu mà không thô, chân thực mà ý nhị: Khi cây đã gật đầu/ lá và gió cãi nhau vô tích sự. Ở tập “Gió đàn ông” này, Nguyễn Hưng Hải hướng mạnh ngòi bút vào tâm thế thời cuộc, tạo được ám ảnh với Hướng dương, Bão ở mộ Tổ, Thơ hai câu… Xin chúc mừng những nỗ lực làm mới của Nguyễn Hưng Hải. VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những bài thơ trích từ tập “Gió đàn ông”.

     
  • Tiểu thuyết “Khúc đồng dao lấm láp” của Kao Sơn

    19-12-2011 12:02:59 PM

    VanVN.Net - Giàu chất sống hiện thực, Khúc đồng dao lấm láp (KĐDLL) có những khám phá đặc sắc trong đó rất đáng chú ý là cái phần chìm sâu không nói ra… những buồn khổ, tủi hờn, ấm ức của một kiếp nhân sinh nhỏ nhoi, nhiều lúc bị bỏ quên, bị hắt hủi rất tội nghiệp trước những áp lực nhiều khi vô tình của người lớn. Kao Sơn có kí ức phong phú, biết sử dụng kí ức nhuần nhị, lịch lãm nhưng vẫn giữ cho những nhân vật trẻ con của mình còn được hồn nhiên con trẻ, chưa bị chính trị hóa như nhân vật của những nhà văn đàn anh cứ tưởng rằng không có mình thì trẻ con hư hỏng cả. Trong văn xuôi Việt Nam hiếm có tác phẩm nào duy trì được một nhạc cảm như ở KĐDLL. Nó như dàn nhạc giao hưởng chơi bè trầm riêng tôn tiếng đàn bầu số phận nhân vật thánh thót và nức nở trong cảm nhận của người đọc… KĐDLL xứng đáng được nhận giải Nhất cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng.

     
  • Tiểu thuyết "Những ngã tư và những cột đèn" - Trần Dần

    15-12-2011 08:50:31 AM

    VanVN.Net - Trần Dần viết "Những ngã tư và những cột đèn" sau một thời gian tiếp xúc với nhiều ngụy binh cũ thời Pháp thuộc. Đây là bản viết tay duy nhất, đề năm 1966. Nhưng rồi xảy ra cuộc chia tay của tác giả và tác phẩm kéo dài 22 năm. Cho đến năm 1988, bản thảo được trở lại với nhà thơ Trần Dần. Năm 2011, lần đầu tiên “Những ngã tư và những cột đèn” được xuất bản (NXB Hội Nhà văn Việt Nam) sau 44 năm tiểu thuyết hoàn thành và sau 21 năm, từ ngày bản thảo được sửa chữa. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đánh giá cuốn sách: “những cách tân nghệ thuật và kỹ thuật ngôn ngữ đi trước thời đại rất xa của Trần Dần thể hiện trong tất cả những sáng tác của ông.” VanVN.Net xin trân trọng gửi tới bạn đọc 5 chương trích trong tiểu thuyết này.

     
  • Chùm truyện ngắn “Bài ca chim Lạc” của Nguyễn Xuân Hưng

    13-12-2011 10:30:13 AM

    VanVN.Net - Viết về tình yêu là thứ văn dễ viết và cũng đã nhiều người viết hay. Liệu Nguyễn Xuân Hưng còn có gì mới để nói về tình yêu, ta cứ băn khoăn thế khi đọc chùm truyện này. Mạch truyện đi chậm, như uống rượu với mực nướng dưới trăng, càng đọc càng bị cuốn hút, càng uống càng vào. Dứt một truyện, rồi hai truyện, ta thấy, đúng là chuyện về tình yêu rất khó có chuyện mới. Như người tập kết bí mật trở về làm vợ mình có chửa. Thế gian đồn cô chửa hoang mà cười chơi. An ninh quân đội ngụy thì cật vấn tra hỏi vì ngờ chồng cô bí mật nằm vùng còn sau cuộc chiến thì dân làng và có thể cả chính quyền nữa, nghi ngờ vì cô có chửa mà địch sinh nghi, nó phục binh đánh đắm tầu không số chở vũ khí đạn dược cho quân mình. Đến truyện Bài ca chim Lạc thì các mối tình đều rất đẹp mà vẫn day dứt buồn. Vì sao và do đâu? Ấy là văn tài vậy…

     
  • Những truyện ngắn hay của nhà văn Thanh Tịnh

    12-12-2011 07:37:36 AM

    VanVN.Net – “Nghề văn là một nghề lao nhọc nhất trong các nghề lao nhọc. Lao nhọc và khổ trí tinh thần. Đọc nhiều, đi nhiều, chắt lọc những điều tai nghe, mắt thấy, suy nghĩ và suy nghĩ. Nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách, tạo được bản lĩnh, bản sắc bên trong. Yêu nước, yêu quê hương, yêu con người và đặc biệt là nhân hậu. Lao động nghệ thuật phải là lao động thật cần cù và nghiêm túc. Sau cùng là đánh vật với chữ nghĩa thật dữ sao cho thật đẹp, chính xác đúng với điều cần diễn đạt, sao cho đạt được sự trong sáng, giản dị dễ hiểu mà không tầm thường, nôm na, dễ dãi. Tôi tâm niệm một điều, điều mà tôi thấy có thể bổ ích cho anh em cầm bút trẻ: Người cầm bút cần vất vả nhọc công, hao tâm tốn lực thì độc giả càng thoải mái. Còn ngược lại, mình thoải mái dễ dãi với mình và văn chương thì độc giả khổ sở chết được… - Đó là những tâm sự về nghề viết của nhà văn Thanh Tịnh. Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Thanh Tịnh (12/12/1911 - 12/12/2011) và 70 năm ra đời tác phẩm "Tôi đi học", VanVN.Net xin trân trọng đăng tải những truyện ngắn tiêu biểu của ông.

     
  • Tập thơ “Tựa cửa” của Dương Kiều Minh

    08-12-2011 11:11:37 AM

    VanVN.Net - Có một cậu bé nhà quê cô quạnh và nhút nhát trong thơ Dương Kiều Minh. Nhút nhát đến ngay cả tình yêu với cô bé láng giềng cũng không dám bầy tỏ và hình như tự thú nhận với chính mình cũng không. Bây giờ cậu bé đã thành ông, đứng tựa cửa nhìn lại cuộc đời, nhìn  về ngày xưa giá lạnh, về những ngôi sao như có như không, về khát vọng đẹp vẫn chân mây cuối trời. Nhưng cái nỗi đau thâm căn trong cậu bé ngày xưa  không ngừng đến tận bây giờ, ấy là những bài thơ vẫn nguyên vẹn ở đâu đó trong mơ, đến khi tỉnh giấc, bài thơ thật lại lãng quên. Tập Tựa cửa, tập thơ thứ năm của tác giả đã ra đời trên cái nền tâm cảm ấy, nhà thơ luôn có cảm giác bất lực trước cái đẹp không thể lưu giữ vĩnh hằng, lại không có cách khiến cái nhếch nhác biến mất khỏi trần thế - nơi Sống của những Con Người…

     
  • “Vỏ ốc diệu kỳ” – tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi viết cho thiếu nhi 2010 - 2011

    30-11-2011 02:27:03 PM

    VanVN.Net - Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2010 - 2011 thuộc Dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch dành cho hai lứa tuổi từ 10-14 tuổi và 3-6 tuổi với chủ đề "Ước mơ xanh" đã kết thúc. Em Vũ Hương Nam, 13 tuổi (hiện sống tại Đăk Lăk) đoạt giải cao nhất với tác phẩm “Vỏ ốc diệu kỳ”. Nhà văn Hồ Anh Thái, Chủ tịch Hội đồng chung khảo, nhận định tác phẩm của Vũ Hương Nam: "Tác giả đã xây dựng được một cốt truyện hấp dẫn, không đơn giản, có yếu tố ly kỳ, khiến người đọc phải băn khoăn và theo dõi đến cùng. Tuy nhiên, với một tác giả nhỏ tuổi, để vượt thoát khỏi ảnh hưởng của người đi trước trong việc cấu tứ, trong dẫn chuyện, văn phong và tạo lập được cá tính sáng tạo, người đó phải nỗ lực nhiều hơn trên chặng đường phía trước". VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu tác phẩm này tới bạn đọc.

     
  • Chùm truyện ngắn “Từ lâu không nói” của Du An

    29-11-2011 02:20:56 PM

    VanVN.Net – Có một chút văn học trò, chuyện cô giáo Cúc ở bản vắng muộn chồng với người khách dưới phố dan díu bị lỡ, cô phải đi vắng mấy ngày đã không được kể rõ; nhưng chất văn lại chính ở chỗ không nói rõ ra. Truyện Cô Quỳnh cũng vậy, chồng cô đã chết trận, những khát khao làm vợ làm mẹ cứ  bị lẩn đi sau những hờn ghen với số phận của bà mẹ chồng, hờn ghen gay gắt nhưng xa xót. Đến truyện Chị làm gì thì thủ pháp nghệ thuật mới thật chín ở cây bút trẻ này. Chị làm văn thư, suốt mấy mươi năm viết báo cáo cơ quan mà không có bản thảo của sep, các báo cáo hoành tráng cứ từ trong óc chị mà tuôn chảy ào ạt, như một...thói quen; rút cục tôi vẫn không biết chị làm gì và những cái chị làm ra để làm gì trong khi mọi người đều biết nó vô nghĩa lý? Văn Du An cứ man mác những ký ức buồn như thế, nó làm nên cái duyên của truyện, nó cũng làm nên giọng điệu anh.

     
«« « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 » »»