Sen nở như không biết người âu sầu/ Hay sen cũng âu sầu mà người không biết/ Cùng sắc trắng trong, cùng đượm hương từ ngàn đời/ Chỉ khác em lên tiếng mà ta lặng im. (Liên bút từ sen - Nguyễn Lương Ngọc)
Gửi thư    Bản in

Thành cổ Quảng Trị - 40 năm vang vọng

Bùi Văn Quyết - 01-05-2012 11:03:01 AM

VanVN.Net - 40 năm đã qua đi kể từ ngày 2/5/1975 - ngày giải phóng Quảng Trị nhưng dư âm của những năm tháng chiến tranh ác liệt với biết bao xương máu đã đổ xuống thì mãi không thể xóa mờ. Chiến dịch “81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng trị đã đi vào lịch sử” và mãi mãi in đậm trong trái tim những người chiến sĩ năm xưa.

Sông Thạch Hãn (ảnh: ST)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là địa bàn quan trọng về mặt quân sự. Do vậy mà Bộ Chính trị và Quân ủy TƯ đã quyết định phải giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị trong năm 1972. Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ là một sự kiện nổi bật trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cùng với những chiến thắng của quân và dân cả nước, chiến công oanh liệt tại mặt trận Quảng Trị đã tạo ra bước ngoặt lớn trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, tạo động lực lớn lao để cả nước thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh cho Mỹ cút”, tiến lên “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo báo chí phương tây thì trong chiến dịch này, cứ 1 ngày đêm, địch đã sử dụng 70 đến 90 lần máy bay B52; 150- 200 lần máy ban phản lực và từ 30.000- 40.000 quả đạn pháo bắn phá vào thành cổ và khu vực xung quanh, khiến cho Quảng Trị lúc nào cũng rung chuyển như động đất; Còn theo tài liệu thu được của địch thì chúng đã sử dụng trong chiến dịch này là ba mươi hai vạn tám ngàn tấn bom đạn, tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản năm 1945.
Ngoài sự ác liệt của bom đạn, các chiến sĩ của ta còn phải chịu đựng hoàn cảnh thời tiết hết sức khó khăn, thời điểm đó là mùa mưa ở miền Trung, nên hầm hào lúc nào cũng ngập nước. Trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị thì có đến 3 lần xảy ra mưa lũ, dòng sông Thạch Hãn nước chảy cuồn cuộn, rất khó khăn cho việc chi viện cho lực lượng chiến đấu ở trong Thành. Các chiến sĩ chiến đấu ở trong và ngoài thị xã đều vô cùng gian khổ và khó khăn. Có những chốt 3- 4 ngày không có 1 bữa cơm, có chốt cả tiểu đội 7 ngày mới có được 1 bình nước sạch để uống.

Bom đạn, khó khăn là vậy, nhưng cán bộ, chiến sĩ của ta vẫn rất kiên dũng và ngoan cường chiến đấu, người này hy sinh thì người khác xông lên. Có đại đội khi vào chiến đấu, quân số biên chế đủ 120 đồng chí, sau 10 ngày chỉ còn 50 đồng chí, sau 20 ngày chỉ còn 20 đồng chí. Trong quá trình đấu tranh phải bổ sung quân số nhiều lần vậy mà có đại đội những ngày cuối chiến dịch cũng chỉ còn lại 5- 6 đồng chí. Có đồng chí bị thương đã tự mình băng bó và giấu đồng đội để được ở lại tiếp tục chiến đấu, có đồng đội hy sinh vừa được chôn cất xong lại bị bom  đạn của địch xới tung phần mộ. …

Ở Thành cổ và dưới dòng sông Thạch Hãn chỗ nào người ta cũng cảm nhận có xương cốt của các liệt sĩ. Chính vì vậy, ở Quảng Trị có 72 nghĩa trang liệt sĩ thì có 2 nghĩa trang ở Thành cổ và nghĩa trang Thạch Hãn không thấy có mộ và bia, bởi những nơi đó, toàn bộ dưới đất đều có xương cốt của các anh hùng liệt sĩ. Đồng chí Phạm Đình Lâm khi trở lại thăm Thành cổ đã viết:

“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm im dưới cỏ”

Và: “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chặt
Mỗi tấc đất là cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào...”


Còn đồng chí Lê Bá Dương chiến sĩ của sư đoàn 320B khi đến bờ sông Thạch Hãn đã viết 4 câu thơ:

“Thuyền lên Thạch Hãn ơi...chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 hoà sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.”


Cuộc chiến “81 ngày đêm bảo vệ thành cổ” 40 năm đã qua đi, lớp thanh niên trai tráng của Quảng Ninh tham gia chiến đấu năm ấy giờ đã lên ông, lên bà. Trong chiến dịch đó, Quảng Ninh có 104 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, gần 200 đồng chí mang thương tật trên mình trở về với tấm thẻ thương binh và 216 đồng chí vừa được UBND tỉnh Quảng Trị cấp bằng và kỉ niệm chương “Chiến sĩ bảo vệ Thành cổ”. Đó là sự mất mát, đau thương và là chiến chiến công của thế hệ trẻ Quảng Ninh thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Chiến tranh kết thúc, trở về với đời thường, nhiều đồng chí đã phát huy tinh thần “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước” đóng góp trí tuệ xây dựng quê hương như các đồng chí Trần Quang Ngân- Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy Uông Bí (nay là TP Uông Bí), đồng chí Trần Mạnh Hùng - Giám đốc, Tổng biên tập Đài PTTH Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Ái- Ủy viên thường vụ BCH Hội nạn nhân Da cam Dioxin Quảng Ninh, đồng chí Trần Bá Đức- Chủ tịch Hội CCB TP Cẩm Phả...cùng rất nhiều các đồng chí khác đã vươn lên khắc phục khó khăn trong cuộc sống đời thường, xứng đáng là các chiến sĩ Thành cổ năm xưa.

 

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhà văn đọc sách  

Mai Văn Phấn “giấu mặt” trong “hoa”

VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...