Những ban đêm thành cột mốc tháng năm/ Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng/ Đêm thao thức đón chờ ánh sáng/ Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời. (Đêm trắng - Nguyễn Văn Thạc)
Gửi thư    Bản in

Trường ca “Những người lính của làng” – Nguyễn Quang Thiều

17-01-2014 05:53:08 AM

VanVN.Net –Trường ca “Những người lính của làng” nói về những chàng trai, cô gái đi ra mặt trận từ một làng quê nhỏ bé, bình yên, và khi trở về ngôi nhà xưa yêu dấu của mình, họ đã thành những người “sống suốt đời mười tám tuổi”… Những trang viết tri ân những người lính trẻ, nhưng những khúc hay nhất trong bản trường ca này lại được dành dâng tặng những người mẹ. Chỉ có Mẹ Việt Nam vĩ đại mới đủ tình yêu, lòng nhẫn nại và sự hi sinh vô bờ bến để thấu được câu hỏi: “Con đã về, mẹ có thấy con không?”. Năm 1981, tại Sài Gòn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết “Những người lính của làng” khi ông vừa bước sang tuổi 24. VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trọn vẹn trường ca này.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

CHƯƠNG I

PHÍA SAU NGƯỜI LÍNH

 

MỘT: Làng Quê


Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu

Chúng tôi chẳng còn nhớ nữa

Chúng tôi nghỉ ven đường ra mặt trận

Tiếng dế kêu trong cỏ bơ phờ

Cuối trời dong lên một mảnh trăng đầu tháng

Và bắt đầu tiếng gió thổi tìm cây

 

Và bắt đầu chúng tôi nhớ làng quê

Con đường nhỏ chạy mòn cùng kỷ niệm

Tiếng chó thức vọng về từ ngõ vắng

Bông hoa đèn khe khẽ nở trong mơ

 

Làng quê ơi

Chúng tôi đã sinh ra

Sau những cơn đau của mẹ

Chúng tôi khóc chào đời

Và mặt trời đến đón

Hoa nắng xòe trước cửa mẹ đi ra

 

Chúng tôi lớn o lên như ngọn gió

Như con sông chảy qua làng mùa mưa

Mặt trời đến với chúng tôi

Mưa gió đến với chúng tôi

Người lớn đến với chúng tôi

Và tất cả

Chúng tôi hét vang lên vì hạnh phúc

Chiếc vành nón lăn tưởng chạm đến chân trời

 

Chúng tôi lớn lên chẳng cần gấm vóc

Dăm quả cà đủ một bữa cơm ngon

Nhưng chúng tôi suốt đời cần mặt đất

Cần mặt trời cả lúc trong mơ

Mặt đất của chúng tôi ai nào giữ được

Chúng tôi đuổi nhau ngang dọc cánh đồng

Mùa gặt mới chim gáy về gại ổ

Tiếng mùa màng lũ trẻ rập rình nghe

Chúng tôi chạy tháng Mười thơm gốc rạ

Và hát vang khúc hát gọi mặt trời

 

 

Chúng tôi nằm trên lưng trâu mơ ngủ

Sông rì rào hát dưới chân đê

Bụi tầm xuân chim sẻ đồng xây tổ

Cỏ may như chỉ đợi khách qua đường

Sông xanh quá và chúng tôi trẻ quá

Những cánh buồm mơ mộng bay lên

 

Chúng tôi a xuống sông những mùa hè nóng bỏng

Sông run người ôm lấy trẻ con

Con sông quê dịu dàng, dữ dội

Tu hú sang sông trên những chuyến đò

Cây đa cổ vặn mình bám vào đất cũ

Phù sa hồng lấm tấm chân chim

Chúng tôi hét hò dội đôi bờ sóng vỗ

Con hến nằm mép sóng lắng nghe

Chúng tôi té lên trời nước mát

Thay lời sông hát gọi mặt trời

 

Làng quê trong tôi đêm nay trăn trở

Kỷ niệm mang tiếng chim đất nung thổi mãi không ngừng

Làng lại thức đêm đêm đèn hạt đỗ

Làng nằm nghiêng về phía chúng tôi đi

 

Sau phút nghỉ ven đường chúng tôi lại hành quân

Mặt trời mọc đầu hàng quân

Mặt trời lặn cuối hàng quân

Chúng tôi nhớ mặt trời như nhớ mẹ

Tháng Tư ơi, hoa gạo cháy ngang trời

Chim sáo bên sông bay về dự hội

Hoa lan thơm tôn kính cuối sân chùa

Chúng tôi nhớ nao lòng mùa hạ

Tiếng ve nào trong túi kêu ran

Bình đổ dế nằm chờ bên vệ cỏ

Chiếc cần câu gác bếp bóng đen rồi

Chúng tôi xa làng

Chúng tôi đi đánh giặc

Cổng ngõ tre vẫn đợi chúng tôi về

Chúng tôi không còn là trẻ con

Chúng tôi vụt thành người lính

Khi một vùng trời Tổ quốc súng gầm lên

Chúng tôi khoác ba lô và chào mẹ

Nắng gắt gao tháng Tám trên đồng

Gạo âm ấm trong bao màu cỏ úa…

Chúng tôi đi đến mọi miền có giặc

Bóng mẹ trùm lồng lộng bóng làng quê.

 

 

HAI: Người con gái trên sân ga

 

Suốt đời tôi mang nợ những sân ga

Trong nhịp bánh sớm khuya trằn trọc

Ngọn đèn ghi che bớt phần nh sáng

Chuyến tàu đêm khuya khoắt chúng tôi về

 

Tàu dừng lại trên sân ga im ắng

Đêm chiến tranh ga vặn nhỏ ngọn đèn

Đêm nồng mặn những làn gió biển

Có nỗi dày vò trên mái lá dừa khua

 

Những người lính ngồi quanh nhau hút thuốc

Tiếng điếu cày xoáy chạm mấy tầng đêm

Chợt nhận ra có một người con gái

Tóc xõa tràn mặc chiếc o mỏng manh

 

Em ngồi đó vân vê từng sợi tóc

Rồi buộc vào từng bím sợi rơm khô

Gương mặt em chập chờn thảng thốt

Mắt vụt buồn, vụt chói, vụt mê man

 

Em rón rén đi quanh từng khẩu súng

Tay chạm vào, tay vội vụt ra ngay

Rồi em hát một câu gì chẳng rõ

Phía biển đêm tiếng sóng nấc thầm

 

Bỗng em vụt thét lên, hoảng hốt

Tay ôm ghì người đồng đội bên tôi

Một tia chớp chùng chằng cuối biển

Sấm muộn mằn rền rĩ lan xa

 

Ôi tiếng sấm làm em nhớ lại

Nỗi nhớhồ trong trí óc nổi nênh

Cũng như thế, cũng một đêm như thế

Tiếng máy bay từ phía biển a vào

 

Và đêm ấy trên con thuyền đánh cá

Em làm sao có thể chạy về làng

Những thân dừa tung lên trong chớp lửa

Những tiếng gào lạc gió giữa hơi bom

 

 

Lửa vẫn cháy em lao về ngõ nhỏ

Nhà em đâu?

Chỉ một hố bom thù

Những mảnh vải vẫn còn ngấm lửa

Lửa chùng chình gặp máu bết chưa khô

 

Em ngã xuống em làm sao gọi được

Gia đình em giặc giết hết rồi

Chỉ còn lại hố bom cháy khét

Ngửa lên trời như một tiếng kêu

 

Và từ đó em không về nhà nữa

Em lang thang trong khóc trong cười

Trí nhớ em như một bầu nước sóng

Để bây giờ ngang dọc gió u… u…

 

Rồi em đứng hai tay ôm trước ngực

Vai so vào, sương lạnh phải không em

Tôi cởi o khoác cho em bớt lạnh

Em nhìn tôi ngây dại và cười

 

Từ lúc nào đồng đội tôi đứng dậy

Đứng quanh em che bớt gió lùa

Cát cứ trắng như chưa từng cát ngủ

Gió dày vò trên mái lá đêm nay

 

Người trưởng ga giơ ngọn đèn báo hiệu

Đồng đội tôi lặng lẽ bước lên tàu

Đêm miền Trung mặt trời vào cát ngủ

Cả con tàu nóng bỏng xé đêm đi

 

Em thương nhớ, những sợi rơm buộc tóc

Thương miền Trung, thương đất nước rộng dài

Thương ngọn đèn phải che phần nh sáng

o tôi dày em mặc cạn mùa đông

 

Em ngơ ngác đưa tay lên vẫy

Như xua đi bóng tối chiến tranh này

Như sức mạnh đẩy con tàu nhanh nữa

Chúng tôi như sinh muộn trên đời

 

Thôi em về nhà đi trời sắp sáng

Cho chúng tôi đi có một chút yên lòng…

Chúng tôi đi đến tận cùng căm giận

Để mang về em của tháng năm xưa

 

BA: Mệnh lệnh  

 

Khi mẹ vun lá khô nhóm bếp

Là lúc mẹ nhớ con nhiều nhất trong ngày

Chiều nay con không về buộc trâu đầu ngõ

Tiếng cọ sừng lác đác hoàng hôn

 

Chiều nay mẹ ngồi vun mãi lá bưởi khô

Lá bưởi đắng khói làm cay mắt mẹ

Mẹ im lặng tiếng cơm sôi lật đật

Thạch sùng kêu một khoảng tối trong nhà

 

Chiều nay lòng mẹ đầy thương nhớ

Những đứa con đi đánh giặc xa nhà

Chiều nay con không về kéo nước trong cho mẹ

Một vùng trời đạn nổ con đi

 

Chiều nay mẹ trong vườn cui cúi

Tiếng ve kêu rỗng vỏ cây khô

Lá trầu xanh như một vuông khăn nhỏ

Cho bàn tay mẹ ấm mấy phần đêm

Chợt có tiếng cau già rụng xuống

Mẹ giật mình đứng thở trước lo toan

Cau cuối vụ đỏ mắt người không ngủ

Chim sẻ nâu tha rác suốt mùa hè

Con lớn lên, con mười tám tuổi

Mười tám năm mẹ thức nghe con

Chiều đầy quá mà nhà mình vơi vắng

Thay con hát nghêu ngao là tiếng gió qua vườn

Ôi mảnh vườn nhỏ nhoi của mẹ

Đã nuôi con qua năm tháng cấy trồng

 

Bàn tay mẹ chiều nào men bờ giậu

Hoa cải rơi không thể cầm lòng

Chuồn chuồn bay chiều nay nhiều đến thế

Cánh chập chờn trên ngọn khoai lang

Trời phía biển vỡ ra từng đợt sấm

Tiếng gà kêu lọc cọc bước lên chuồng

Mẹ dừng lại có cơn ho run rẩy

Vầng trán người căng ở phía con đi

Hương ngải cứu con thương vầng trán mẹ

Cả một đời xa cách lặn vào trong

 

Chiều nay con không về thắp đèn giúp mẹ

Tiếng muỗi kêu làm rối những đêm dài

Căn nhà nhỏ chỉ nghe mẹ thở

Tiếng quạt tre đập muỗi mau, thưa

Tiếng mọt kêu cột nhà như thách thức

Mẹ ngồi nghe gió đổ sau vườn

Mẹ nhẩm tính ngày con trở lại

Thuở con đi đánh giặc với trai làng

Mẹ rờ rẫm lên từng trang sách cũ

Con ở nhà thường đọc dưới đèn khuya

Mẹ gìn giữ những gì nhỏ nhất

Dăm hòn bi mấy cái lưỡi câu cùn

Chiếc diều rách phủ đầy bồ hóng

Đôi o sờn để lại lúc con đi

Mẹ giấu kỹ trong chiếc hòm gỗ mộc

Sáng sáng hè mẹ lại đem phơi

Mẹ nhẩm hát những câu ca ru trẻ

Vườn nhà ta hoa bí lại hoe vàng

 

Thôi mẹ đừng đi nữa mẹ ơi

Ngõ nhà ngắn nhưng lại dài thương nhớ

Mảnh sân vuông mấy phía chúng con đi

Chúng con đi trong màu xanh o lính

Thương những cánh đồng bão sớm lúa đang non

Thương mẹ lội trong mưa chiều mờ đục

Tiếng ếch kêu mọng nước ao đầm

Giờ con đi trong vùng trời súng nổ

Vẫn còn nghe tiếng mẹ bẻ cành khô

Tiếng mẹ vấp bước chân qua cửa bếp

Tiếng mẹ ho tiếng lá bưởi cay sè

 

Mẹ ơi mẹ,

Mẹ đừng đi nhiều nữa

Có lẽ nào trời lại đổ cơn mưa

Mẹ hãy vào nhà, mẹ ngồi lên bậc cửa

Mở gói trầu heo héo mẹ ăn

Suốt ao làng bắt đầu vang tiếng cuốc

Con cuốc gầy kêu vỡ cả năm canh

Mẹ vào nhà, mẹ ngồi lên bậc cửa

Cho mặt trời đang lặn được bình yên

Cho buổi chiều, buổi chiều xuống nhẹ

Trên lá nhọ nồi mọc ở cầu ao

Cho khói bếp lại mơ màng tỏa ấm

Lúa đồng làng đang hát với hơi mưa

 

Mẹ vào nhà, mẹ ngồi lên bậc cửa

Cho chúng con đi đủ đầy đồng đội

Giấc ngủ rừng xanh mướt lúa đồng ta

Những cánh cò bay ra từ tà áo mẹ

Vỗ bồng bềnh thay nhịp võng rừng đêm

Mẹ hãy vào nhà, mẹ ngồi lên bậc cửa

Mẹ búi lại tóc mình thành mệnh lệnh hành quân.

 

 

CHƯƠNG II

MẶT TRẬN    

 

MỘT: Người dân làng duy nhất

 

Trời đêm nay không có sao

Có lẽ khói lên nhiều che khuất

Tôi cùng hai người đồng đội

Đi vào làng

 

Chúng tôi đứng trên nền nhà mà không sao gọi được

Làng tên gì chúng tôi chẳng biết đâu

Chỉ tàn tro và mùi thịt cháy

Bọn giặc vừa rút khỏi nơi đây

 

Im ắng quá chúng tôi như nghẹt thở

Bóng tối dày gấp đôi

Mẹ ở đâu?

Chiếc gậy gãy đôi rồi

Chúng tôi gọi khum tay dài tiếng hú

Gió lặng câm

Và khói lặng câm

Bới nát đất không tìm ra tiếng dế

Trước mặt chúng tôi một cột nhà không đổ

Đứng trong đêm như một bóng người

Cây cột cháy khói lên như tóc dựng

 

Chợt qua nh đèn dù ven rừng chúng tôi nhìn thấy

Trên một nền nhà đen đúa

Một người mẹ tóc dài tung tóa

Ôm đứa con đang bú ngực phơi trần

Chị đã chết núm vú đen cứng lại

Chị không còn ru được đứa con

Và đứa bé không hay mẹ chết

Cơn đói đang gọi trước mặt em kia

Dòng sữa mẹ em tìm sau ngực áo

Còn gì đâu chỉ bóng đêm dày

 

Máu mẹ em, em tưởng lầm là sữa

Em uống vào, sữa mặn, mẹ ơi!

Sao mặn thế, mẹ ơi! Sao mặn thế

Em gào lên hờn dỗi xé lòng tôi

Em thèm khát một quầng sáng nhỏ

Để em nhìn rõ ngực mẹ em hơn

Nhưng chỉ có bùng nhùng chớp lửa

Mặt trời đang quằn quại phía chân trời

Em lẩy bẩy bò trong cơn đói

Em bò trên tro bụi của làng

Chúng tôi bế em lên và hát

Hát rưng rưng nghẹn máu trong người

Em ôm quặp vào tôi như ngọn lửa

Tôi thấy da thịt mình bỏng rát em ơi

 

Chúng tôi hát ru em mà em chẳng nín

Lời ru bây giờ làm sao cầm máu được

Làm sao dịu đi cơn đói xát lòng em

Em vẫn khóc và nhoài ra phía trước

Chớp bom thù hình dẻ quạt lóe lên

Em cứ ngỡ mặt trời đang thức dậy

Mẹ em đi cất vó tép đang về

 

Chúng tôi không bế em đi về phía ấy

Nơi bình minh giả dối nhợt chân trời

Em đừng khóc mà đau lòng đất

Em khóc nhiều lúa chẳng mọc lên đâu

Chúng tôi bế em về cánh rừng thưa thớt

Mang hết tài để nhại tiếng chim kêu

Tiếng chim bây giờ chẳng bằng giọt sữa

Chúng tôi còn gì đâu nhịn đói đã bao ngày

Quanh người chúng tôi chỉ đầy bom đạn

Đêm mai chúng tôi sẽ nổ súng công đồn

 

Tay chúng tôi quờ trong đêm tìm cỏ

Mặt đất cháy cỏ chui vào lòng đất

Em quẫy người ngoảnh lại phía làng em

Làng em đó bây giờ đầy tro bụi

Đầy máu trào không phải sữa đâu em

Em ráng đợi đến cánh rừng thưa thớt

Em sẽ ăn phong lương khô còn lại cuối cùng

Cả trung đoàn để dành cho người bị thương nặng nhất

 

Nhưng cứu được em là cứu được làng

Em là người dân làng duy nhất

Em sẽ lớn khôn và trở về chốn cũ

Em sẽ dựng những mái nhà gỗ mới

Hồn dân làng về hát dưới nh trăng đêm

 

Chúng tôi nựng em và hôn lên gương mặt

Gương mặt gầy láp nháp tàn tro

Tôi ôm chặt lấy em

Như bịt chặt vết thương giữ máu

Và nhận vào cuộc đời mình nức nở một miền quê.

 

HAI: Cánh rừng bất tử

 

Chúng tôi nằm trong hầm

Lặng im như viên đạn đã lên nòng

Thương mặt trời đang lên nặng trĩu

Trong tiếng máy bay thù rền rĩ

Bức bối bầu trời một cơn đau bụng

 

Hôm nay đã sang ngày thứ năm

Giặc đổ quân xuống khoảng rừng trước mặt

Để tấn công hòng chiếm điểm cao này

Nơi chúng tôi đang vùi mình trong bụi đất

Bằng mọi giá không thể nào để mất

Dẫu nơi này không còn một bóng cây

Dẫu ngày mai chúng tôi không còn ai

gọi nhau được nữa

Chỉ lao xao gió chạy qua đồi

 

Chúng tôi trải qua bao trận bom B.52

Như những cơn bão khô bằng lửa

Cả mặt đất rộp phồng, nhức nhối

Em ơi em làm sao anh kiếm được tiếng chim rừng

Ôi cánh chim giờ bay đi xa ngái

Có khoảng rừng nào êm ả được đâu

Cái hốc đá chúng tôi đến muộn

Để suốt đời ân hận với loài chim

Cái hốc đá chim về làm tổ

Những quả trứng tròn trong ổ lá nâu nâu

Cả cánh rừng bây giờ như thất vọng

Cả cánh rừng đợi tiếng chim non

 

 

Chúng tôi biết làm thế nào cho cây lá mọc lên

Giặc vẫn đổ quân mỗi ngày bao lượt

Bao lượt bom dội xuống

Bao lượt giặc tràn lên

Chúng tôi chẳng còn nhớ nữa

Chúng tôi chỉ nhớ rằng

Giặc không sao chiếm được

Điểm cao này đất đai của tổ tiên

Máu thịt của tổ tiên

Chúng tôi chỉ nhớ rằng

Sau trận đánh

Tiếng điểm số hàng quân

Lặng lẽ ngắn dần

Chúng tôi chỉ nhớ rằng

Sau trận đánh

Mặt đất với đi bầy quỷ mấy trăm tên

Chúng tôi chỉ nhớ rằng sau trận đánh

Có cánh chim nhớ tổ bay về

 

Ôi cánh chim bé bỏng của rừng xanh

Sao cứ liệng trên trời cao mãi thế

Hãy sà xuống đi

Mặt đất của chim đây

Dẫu hốc đá chẳng còn

Dẫu những quả trứng con chẳng còn

Chúng tôi sẽ cởi o lính ra quây thành chiếc tổ

Mùa hoa pơ lang, mùa đẻ trứng, chim về

Cánh chim mỏng như một tàn lá cháy

Cứ chập chờn trước mặt chúng tôi

Chúng tôi ngửa mặt lên trời như thủa sinh ra đã thế

Trong tiếng chim kêu khản đặc nhớ rừng

 

Chúng tôi truyền nhau đến bi-đông nước cuối cùng

Tưới lên mầm cỏ nhoi nhoi trên đất

Nhưng chim ơi, cỏ làm sao mọc kịp

Tiếng chim vẫn gọi rừng xanh

Như tiếng đồng đội tôi bị thương gọi nước

Những lưỡi dao ngang dọc cắt lòng

 

Đồng đội tôi bỗng vụt lên mặt đất

Chúng tôi đứng bên nhau theo dáng cây rừng

Chúng tôi bỏ mũ ra

Chúng tôi giật băng trên đầu ra

Tóc chúng tôi một màu vàng đất cháy

Tóc chúng tôi quằn đi vì lửa táp

Tóc chúng tôi bết máu

 

Gió, gió ơi!

Từ bốn phương trời

Hãy thổi đến quả đồi khô khét cháy

Hãy thổi mạnh cuộn lên như lốc xoáy

Cho tóc chúng tôi bay như thể lá rừng

Chúng tôi vươn những cánh tay – những cành cây tươi mát

Ngón tay xòe như búp trở mùa xuân

Đồng đội tôi hóa loài cây khỏe nhất

Cứ xanh tươi qua lửa đạn ngày ngày

Một loài cây ở đâu cũng sống

Một loài cây hút nhựa của yêu thương

Chúng tôi hóa một loài cây bất tử

Cho cánh chim mãi mãi còn rừng

 

BA: Tiếng gọi


Vết thương và sốt rét

Dán anh vào vách đất của căn hầm

Anh chạm đất tưởng chạm vào băng giá

Đất buốt lạnh và anh buốt lạnh

Chỉ trái tim nóng bỏng đập rung người

 

Vết thương và sốt rét

Vắt người anh khô quắt

Anh khát nước

Nhưng tìm đâu ra nước

Bom vẫn rền không phải sấm mùa mưa

Anh run rẩy liếm lên vách đất

Đất cháy khô sau ngàn trận bom thù

Đất như mẹ cố vắt ra giọt sữa

Anh uống vào tưởng uống cả trời đêm

Trong mê sảng anh sờ lên mái tóc

Bụi đất hầm rơi anh ngỡ mưa phùn

Trong mê sảng anh nghe em gọi…

Em tóc dài đang đứng phía cơn mưa

 

Tiếng em gọi trong mơ hóa hơi mưa dịu mát

Anh bò lên nằm trước cửa hầm

Mặt đất cháy trong mơ tràn sắc đỏ

Và chân trời có những đám mây mưa

 

Tiếng em gọi…

                                    loang dài như ngọn gió

Chớp thật rồi

Không phải chớp bom đâu

Em đang chạy về phía anh nằm đấy

Thôi em đừng chạy nữa

                                                Cỏ nhiều gai

 

Con đường nhỏ đầu làng đêm nay anh đứng đợi

Em lam làm gánh nước cuối hoàng hôn

Mười bảy tuổi em tóc dài hắt sáng

Như con sông quê chảy dưới nh trăng rằm

Anh đã đến,

                        ơi mùa trăng thứ nhất

Uống vào đời mình nước mát vốc tay em

Những giọt nước mang hương miền thứ nhất

Tóc em vô tình đổ kín cuộc đời anh

Và đêm ấy bên giếng làng em khóc

Tiễn anh đi em đợi đón anh về

Sau o lính có tuổi em mười bảy

Trong cuộc đời có nước vốc tay em

 

Vẫn cơn khát anh như bốc lửa

Anh nóng ran

Anh rét run lên

Tiếng em gọi rất gần mà sao em xa quá

Đầu làng mình lác đác đã mưa rơi

Tiếng em gọi vẫn vang đầu ngọn gió

Vang ở miền sáng chớp của mưa đêm

Khi bên em anh mơ bao điều lạ

Và bây giờ anh chỉ thèm mưa

 

Anh thèm nước

Anh thèm sự sống

Miệng vết thương cũng như khát nước

Rộp phồng lên cơn khát nhức đau

Anh chợt thấy mặt mình ươn ướt

Một vầng trăng cuối tháng vừa lên

Anh chợt thấy em đang ngồi gội tóc

Nước sóng làm ướt cả mặt đồi khô

Trăng cuối tháng như là em thương nhớ

Nước giếng làng em gánh đợi chờ anh

Anh ngửa mặt uống trong niềm thương nhớ

Nước giếng làng chảy mát vết thương anh

Trái tim đập trở về chiều run rẩy

Em đợi chờ gánh dọc những hoàng hôn

 

Và cứ thế anh đi qua cơn khát

Vết thương anh cũng dịu nhức đau rồi

Sau mê sảng anh ngồi khe khẽ hát

Trời chiến trường đêm nay như vốc nước tay em

 

BỐN: Khoảng bình yên trong lòng đất

 

Chúng tôi trở về căn cứ

Theo con đường của những người trinh sát

Ngọn cỏ khuya sương xuống đầm đìa

Đêm nay chúng tôi lọt vào căn cứ địch

Vạch sơ đồ cho trận đánh đêm mai

 

Đồng đội đón chúng tôi bằng cái ôm siết chặt

Mấy gói thuốc lá

Mấy phong lương khô

Chuẩn bị để liên hoan

Nhưng bây giờ không ai hát được

Người đội trưởng của chúng tôi vẫn chẳng thấy về

 

Anh rút ra hướng nào chúng tôi không rõ

Chỉ thấy phía tây căn cứ lính dù đạn giặc gầm lên

Tiếng chó sủa và tiếng gào lũ giặc

Chúng tôi như có lửa đốt trong lòng

 

Cả đại đội ngồi im không ngủ

Sao đổi ngôi trời sắp sáng mất rồi

Lệnh đại đội trưởng trong đêm trầm lặng

Chúng tôi tan vào bóng đêm

Chúng tôi đi tìm anh

 

Anh ở đâu người đội trưởng thương yêu

Dáng chắc nịch ăn cơm thường gõ bát

Anh thích hát đến mê người quan họ

Bàn tay thô chật chội múa trong hầm

 

Anh ở đâu người anh cả thương yêu

Ba mươi tuổi vẫn chưa lần hò hẹn

Ba mươi tuổi nhớ nhà thường lặng lẽ

Đi vào rừng ngơ ngác với từng cây

 

Anh ở đâu người trinh sát kiên gan

Bảy vết thương trên người, anh chẳng biết

Giặc bắt được anh sau hàng rào dây thép

Đến nửa đêm lặng lẽ thấy anh về

 

Anh cười nhoẻn và đi tìm nước uống

Rồi để giày ngủ một giấc bình yên

Sáng dậy sớm anh đi mò cá suối

Thương đồng đội mình sốt rét nấu canh chua

 

Chúng tôi đi tìm anh theo con đường của những người trinh sát

Đêm thì dày, rừng rộng quá, rừng ơi

Đất ơi đất, mách chúng tôi được biết

Bàn chân anh đang ở nơi nào

 

Chúng tôi tìm thấy anh khi trời rạng sáng

Anh đang ngồi im lặng tựa vào cây

Chúng tôi chạy về phía anh quên trên đầu trời đã sáng

Căn cứ lính dù trước mặt hiện ra

 

Chúng tôi gọi anh, sao anh chẳng đáp

Hay đêm qua anh mệt quá ngủ quên

Anh ngồi tựa gốc cây như đọc sách

Tay vẫn ôm khẩu súng trong lòng

 

Chúng tôi gọi anh, sao anh chẳng đáp

Hay là anh quên hết chúng tôi rồi

Môi anh đọng nụ cười ba chục tuổi

Nắng lên rồi xòe cánh trước ngực anh

 

Chúng tôi cúi đầu, cắn răng kìm tiếng khóc

Nước mắt lăn trên má tựa dòng gang

Cây rừng run lên trút lá trên cành

Phủ lên người anh êm ả

 

Khẩu súng cũng phải kìm tiếng nấc

Để đêm nay súng sẽ gọi tên anh

Anh ngồi đó tỏa một vùng êm ả

Có con chim dậy muộn hát ven rừng

 

Chúng tôi lặng lẽ và hối hả

Chôn anh vào lòng đất quê hương

Mộ của anh không thể nào đắp nổi

Phải xóa đi mọi dấu vết nơi này

Phải xóa đi để bảo toàn bí mật

Không chỉ cho một đoàn quân mà cho cả chiến trường

Không chỉ cho trận đánh đêm nay mà cho toàn chiến dịch

Chúng tôi phải giấu vào lòng nỗi đau

 

Anh đã sống một cuộc đời thanh thản

Và đã chết trước súng thù thanh thản

Như vầng trăng mọc muộn mé rừng

 

Anh chẳng muốn đồng đội mình đau đớn

Anh chẳng muốn mặt đất này đau đớn

Nên anh giấu trong người bao vết đạn

 

Tựa cây rừng lặng lẽ anh đi

Và anh mang vào đất khoảng bình yên

Câu quan họ hát trong hầm chật chội

Những buổi sáng đi mò cá suối

Đêm tựa vách hầm hút thuốc nhớ làng quê

 

Anh mang vào lòng đất khoảng bình yên

Của những lá thư viết về cho mẹ

Và tiếng gọi cuối cùng khi nhắm mắt

Đôi môi dày run rẩy… mẹ… ơi…

 

Rồi mai đây trên mảnh đất này

Rừng sẽ xóa những gót giày xâm lược

Suối sẽ chảy giữa hai bờ hoa trắng

Những bầy chim xây tổ hót vang rừng

 

Rồi mai đây người sẽ đến dựng nhà

Sẽ sinh nở sẽ mỗi chiều nhóm lửa

Hỡi ngàn tuổi cánh rừng cổ tích

Đêm thì thầm kể chuyện cuộc đời anh

 

Những đứa trẻ lớn lên và gieo hạt

Cửa làng buôn mở về phía mặt trời

Nổi chiêng trống và đốt trầm làm lễ

Cho mảnh đất này tên gọi: BÌNH YÊN

 

NĂM: Những mạch máu trên đất

 

Chúng tôi xốc lại ba lô

Khi đêm thấm vào từng kẽ lá

Chúng tôi ép đêm ngắn lại

Chúng tôi ép quân thù về phía biển đông

 

Chúng tôi chia tay những người ngã xuống

Bằng ngọn gió thổi ngược đoàn quân

Mỗi bước chúng tôi đi

Đất nước dài thêm một bước

Ánh sáng mặt trời dài thêm một bước

Giọt nước mắt rơi ngắn lại

Chúng tôi nhận vào mình thêm bao miền quê

 

Chúng tôi xốc lại ba lô

Buộc dây giày

Choàng thêm đạn

Bàn chân chúng tôi chưa hề biết mỏi

Trái tim chúng tôi chưa hề biết sợ

Sau lưng chúng tôi làng vẫn tỏa hương đồng

Phía trước chúng tôi

Những quầng sáng đêm đêm càng rõ

Mỗi đêm chúng tôi gần hơn thành phố

Và mỗi đêm người lính hát nhiều hơn

 

Đất giải phóng cứ mở ra theo bước chân chúng tôi

Phần đất sống của kẻ thù hẹp lại

Kẻ thù như rắn độc

Bị nước dâng dồn vào mảnh đất cuối cùng

Nhưng cũng là nơi nguy hiểm nhiều hơn

 

Chúng tôi đi cơn đói cũng tràn theo

Và sốt rét cũng tràn theo nghiệt ngã

Bạn bè tôi bao nhiêu người nằm lại

Và đêm đêm hốc hác đá gió ù

 

B.52 xóa từng vệt rừng dài

Rồi chúng đổ quân

Rồi chúng gài mìn

Rồi chúng phun thuốc độc

Chúng tôi cứ đi, cứ đi lầm lũi

Lầm lũi hát với lá cờ Tổ quốc

Qua những cơn bão lửa

Qua những cơn mưa bom

 

Những trận đánh cứ bung ra phía trước

Những trận đánh vỗ vào mặt địch

Những trận đánh trong rừng

Những trận đánh dọc bờ cát bỏng

Những trận đánh rung trên đường phố

Chúng tôi đi như núi chuyển

 

Một người bị thương

Hai người bị thương

Cả tiểu đội bị thương

Nhưng chúng tôi không hề dừng lại

Nếu dừng lại nghỉ ngơi dù một phút

Thêm bao làng quê giặc đốt thành tro

Thêm bao nhiêu cánh chim vỡ tổ

Thêm bao nhiêu em bé chẳng ra đời

 

Chúng tôi run lên

Khẩu súng cũng run lên

Chúng tôi đi như thác rừng đổ xuống

Vừa siết cò vừa gọi mẹ ơi

Lũ giặc chết trong kinh hoàng sợ hãi

Một trung đội bị thương

Một đại đội bị thương

Nhưng chúng tôi không thể nào dừng lại

Chúng tôi đi hóa cơn bão căm hờn

 

Chúng tôi đi

o quần đầm máu

Khẩu súng trong tay cũng đẫm máu rồi

Những đoàn quân như từng dòng máu đỏ

Sôi trên mặt đất

Chảy về những vùng trời hấp hối đêm đêm

Cho mong đợi nhân dân hồng lên sắc mặt

Những con đường chảy về thành phố

Đang hồng lên trong sắc nắng tháng tư

Những đoàn quân giải phóng

Những dòng máu không bao giờ cạn

Truyền từ trái tim mang dáng ngôi nhà

Có mẹ ta ngồi trên bậc cửa

 

 

CHƯƠNG III

TR VỀ

(Lời một người lính đã hy sinh)

 

MỘT: Thư gửi mẹ

 

Thưa mẹ!

Con về với mẹ đây

Những ngọn gió thổi qua vườn cuối hạ

Lá xôn xao những cánh thư thầm

 

Chiến tranh đã tắt cuối con đường

Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ

Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở

Con đã về, mẹ có thấy con không

 

Cỏ đã lên mầm trên những hố bom

Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy

Gió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹ

Nước mắt đầy trên những vết nhăn

 

Con đã về với mẹ, chiều nay

Mà mẹ không nhìn thấy

Con mèo thay con thức cùng với mẹ

Lặng im theo bóng mẹ lưng còng

 

Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin

Con ngủ quên dưới cánh rừng lá bạc

Khi gió thổi là con tỉnh giấc

Theo đường gió con về ngắm mẹ sau lưng

 

 

Viên bi tròn vẫn lăn mãi qua sân

Cần câu cũ buông vào từng kỷ niệm

Cánh diều giấy trẻ con làng lại thả

Tiếng sáo trăng tìm đến ngõ nhà mình

 

Con đã về rón rén bước chân

Như thủa nhỏ để òa trong nức nở

Con đã về mẹ bớt ho mẹ nhé

Bông hoa đèn lại nở sáng trong đêm

 

Có tiếng gà gọi mẹ góc vườn xa

Con vẫn thế hò reo chùm khế ngọt

Cau lại trổ mẹ ơi cau sẽ bổ

Trong cơn mê tiếng trẻ nói vang nhà

 

Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin

Con không chết, con chỉ không lớn nữa

Và con sống suốt đời mười tám tuổi

Như buổi chiều chào mẹ con đi

 

Con đã vào đến bếp nhà ta

Ngồi bên mẹ xòe tay hơ trước lửa

Niêu tép mẹ kho suốt đời không thể nguội

Cơm đang cười mẹ có thấy con không

 

Đũa vẫn so thừa cả những bữa cơm đông

Cánh cửa cũ chần chừ đêm gió lạ

Mẹ ơi mẹ, mẹ đừng ngồi khuya quá

Mẹ đừng ngồi vấn tóc mãi trong đêm

 

Những quả khế vàng rụng kín cả mùa thu

Mẹ thêu o buổi chiều ra quét ngõ

Chim khách kêu rung từng chân tóc mẹ

Con đã về mẹ có bớt ho đêm

 

Con đã về trong tiếng sấm tháng Tư

Hoa gạo đỏ con cười trong tiếng gió

Con đã về trong mùa gặt hái

Cơm mới thơm như con đứng cười thầm

 

Con đã về lửa tí tách trong rơm

Soi mặt mẹ tự hào và thương nhớ

Con đã về khi làng vui đón Tết

Hoa đào xòe những chúm môi thơm

 

Chiến tranh qua rồi và mãi mãi mẹ ơi

Đồng đội con trở về với thư con viết dở

Ôi lá thư chỉ một câu gọi mẹ

Là lá thư dài nhất ở trên đời

 

HAI: Với em

 

Em ơi! Anh đã trở về

Chim ri gọi bạn chân đê cuối chiều

Mây trời chín một màu rêu

Cánh chim khỏa gió chia đều mênh mông

Anh về một phía bờ sông

Lòng đầy thương nhớ mà không gọi đò

 

Tóc em đã sớm màu tro

Vầng trăng sớm khuyết, cơn ho sớm già

Mỗi canh vỡ mấy tiếng gà

Cơn mơ dù thấy vẫn là hư không

Sớm xuân lẫn với chiều đông

Em mang phận gái qua đồng cỏ may

Anh về khói súng còn cay

Cánh rừng bom cháy tàn bay đến giờ

 

 

Em ơi! Anh đã trở về

Cỏ xưa cất giữ lời thề thuở xưa

Anh về gọi dưới cơn mưa

Tên em từ thuở tóc vừa ngang lưng

Hoa bìm cuối giậu rưng rưng

Ai mang hương bưởi ngập ngừng đi xa

Bàn tay vắng tóc vỡ òa

Bàn chân vắng lối dấu nhòa thời gian

Anh về và gió mang mang

Thổi từ bờ sớm, thổi sang bến chiều

Tình anh như một cánh diều

Bay lên với cả những điều khổ đau

Anh về hóa một mùa cau

Môi em thắm lại trên màu cách xa

Một ngày có nhớ tình ta

Hãy như núi nhớ mây xa cuối trời

 

Em ơi! Mai có ru hời

Đừng ru ngược lại cái thời chiến tranh

Hãy ru về cỏ xanh xanh

Ru mùa xuân với muôn nhành chồi tơ

Ru cười trong mỗi cơn mơ

Ru đò vui khách đôi bờ sông quê

Ru cò về trắng chân đê

Ru người với những lời thề trăm năm

 

Em ơi! Anh đã trở về

Trăng thanh chảy mát bốn bề đêm thanh

Nếu em còn có yêu anh

Xin yêu người ấy để thành lứa đôi

Lòng anh hóa đóa mây trời

Bay trong tiếng hát con người thương nhau

 

BA: Khúc tưởng niệm số 1

 

Đâu rồi?

Ngữ ơi, Thức ơi,

Nghĩa, Tân, Sơn và Thập và Nghiệp

Người thích đánh khăng, người hay chơi đáo

Người ham phất diều, người mê bóng đá

Các anh ơi giờ này nơi đâu

 

Có ngọn gió rất rộng, rất sâu

Như cơn mơ thì thầm vọng lại

- Tất cả, tất cả giờ đây đang ngủ

 Đang ngủ yên, đang ngủ ở chân trời

 

Các anh đi từ một dốc đê làng

Mẹ đưa tiễn chân trời lau nước mắt

Máu mẹ chảy vể nơi đang mất máu

Chớp bom thù và bóng các anh đi

 

Rồi người ngã trong cơn sốt rét

Người hi sinh trong lúc vượt qua cầu

Người gọi mẹ khi lao vào đồn giặc

Người nhẹ nhàng lắng xuống một dòng sông

 

Đâu rồi?

Duyên ơi, Lan ơi

Dịu, Mây, Vang và Tần và Nguyệt

Người thích hát chèo người mê quan họ

Người khóc Thúy Kiều người thương kiếp Trương Chi

Các chị ơi giờ này ở nơi đâu

 

Có ngọn gió rất đậm, rất sâu

Như trăng thu nồng nàn tỏa mãi :

- Tất cả, tất cả giờ đây đang ngủ

Đang ngủ yên, đang ngủ ở chân trời

 

Các chị đi từ bến sông quê

Mẹ đưa tiễn khóc thầm trong sóng vỡ

Mẹ đưa con gái mình qua sông ngày không pháo cưới

Tiếng bom rền đau nhánh lá ngụy trang

 

Rồi người ngã máu thấm vào gạo trắng

Người hi sinh ngồi tựa vách kho hầm

Người lặng lẽ nằm nghiêng trong võng bạt

Mái tóc thề gửi lại rừng xanh

 

Mãi mãi về sau dù trên mặt đất này

Không súng đạn

Không buồn đau quá khứ

Gió vẫn thổi

Và trăng vẫn sáng

Lời thì thầm điệp khúc thẳm sâu:

- Tất cả, tất cả giờ đây đang ngủ

Đang ngủ yên, đang ngủ ở chân trời.

 

Sài Gòn 1981

 

(ảnh trong bài: Đỗ Hiếu)


Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Người đi về phía ánh trăng

VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...