Những ban đêm thành cột mốc tháng năm/ Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng/ Đêm thao thức đón chờ ánh sáng/ Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời. (Đêm trắng - Nguyễn Văn Thạc)
Gửi thư    Bản in

Quốc hội đã mạnh mẽ lên tiếng

Bùi Hoàng Tám - 28-06-2014 06:51:53 AM

“Đến diễn đàn này, hòa chung nhịp đập trái tim của đồng bào, chiến sĩ cả nước, các vị đại biểu Quốc hội đã mạnh mẽ lên án hành động sai trái của phía Trung Quốc”. Trong diễn văn bế mạc kỳ họp vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Quốc hội đã đánh giá cao về những phát biểu tâm huyết thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của các vị đại biểu Quốc hội và nhân dân cả nước.

Cách đây mấy ngày, tại nghị trường, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã lên tiếng thiết tha “xin” Quốc hội ra nghị quyết về biển Đông bởi theo ông Nghĩa: “Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về biển Đông, tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri. Còn phía dư luận thế giới sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”.

Cùng suy nghĩ trên, trả lời báo chí, đại biểu Dương Trung Quốc cũng cho rằng nếu trong kỳ họp này Quốc hội không có nghị quyết về biển Đông sẽ là điều “đáng tiếc”.

Những ngày qua, hàng triệu cử tri nóng lòng chờ đợi một tiếng nói chính thức và mạnh mẽ của Quốc hội đối với vấn đề biển Đông. Bởi tiếng nói của Quốc hội không chỉ là tiếng nói của “cơ quan quyền lực cao nhất” mà còn có giá trị pháp lý trên mặt trận ngoại giao, một mặt trận rất quan trọng trong công cuộc vận động bạn bè quốc tế ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc ta...

Cũng thời gian qua, tại các diễn đàn lớn trên thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ nhân dân Việt Nam quyết không nhượng bộ chủ quyền vì những khái niệm mơ hồ, viển vông về tình hữu nghị. Gần đây, bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là lời cam kết với không chỉ những người đang sống hôm nay mà còn là lời tuyên thệ trước các bậc anh hùng tiên liệt qua việc trích lời của đức vua anh minh Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”.

Có thể nói, các vị đứng đầu hai hệ thống chính trị là Đảng và Nhà nước đã bày tỏ thái độ rất mạnh mẽ, kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Do đó, việc ban hành nghị quyết của kỳ họp, trong đó nhấn mạnh những vấn đề về Biển Đông không chỉ là tuyên bố với thế giới, thể hiện thái độ với Trung Quốc mà còn là cơ hội để Quốc hội khẳng định ý chí bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ trước quốc dân, đồng bào và với lịch sử. Đòi hỏi đó của cử tri và của các đại biểu chính là một đòi hỏi từ lòng yêu nước.

 

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Nhân vật  

Nhà thơ Hữu Thỉnh: “Cỏ bao phen phải làm lại từ đầu”

VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại ...