Những ban đêm thành cột mốc tháng năm/ Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng/ Đêm thao thức đón chờ ánh sáng/ Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời. (Đêm trắng - Nguyễn Văn Thạc)
Gửi thư    Bản in

Luận về chữ “viển vông”

Nhà văn Đình Kính - 24-05-2014 09:31:01 AM

Trả lời báo chí Quốc tế tại Manila (Philippines) ngày 21/5/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói: “Chúng tôi luôn mong muốn hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. (tác giả nhấn mạnh)

Trước đấy, ông khẳng định: “Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói”.

Những câu trả lời, tôi cho là rất hay, đúng thực chất; mà tâm đắc nhất là hai chữ viễn vông thủ tướng dùng. "... một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Tuyệt! Rất đắc địa, rất thực tế!

Không hẳn không có người nhận thức được như vậy, nhưng sợ, còn ngó trước trông sau, liếc mắt nhìn lên, phô diễn lập trường, nên không dám phát ngôn.

Viển vông là gì? Tự điển tiếng Việt giải thích: viển vông (Láy) Không tưởng, sẽ không bao giờ xảy ra. (Tiếng Anh là: impractical, quixotic, unrealizable)

Viển vông là cái sẽ không bao giờ xẩy ra. Còn thực tế thì, cái đã và đang xẩy ra là: năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; năm 1979, Trung Quốc cho quân đánh vào biên giới 6 tỉnh phía Băc Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học”; cái đã xẩy ra là năm 1988, Trung Quốc cho tàu xuống chiếm đảo Gạc Ma, một đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam; và cái đang xẩy ra là, sau nhiều lần cắt cáp quang và những hành động thăm dò khác, đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc kéo giàn khoan 981 rồi đặt hạ trong vùng biển Việt Nam, đồng thời cho hàng trăm tàu thủy uy hiếp lực lượng chấp pháp Việt Nam.  

Như vậy, Thủ tướng đã tường tận vấn đề, và với  tuyên bố trên, Thủ tướng Việt Nam bác bỏ thẳng thừng chủ trương quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá, không mơ hồ với “tinh thần 4 tốt” và phương châm “16 chữ vàng” mà các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam trước đây đã đề ra.

Cùng quan điểm với Thủ tướng, trong cuộc họp báo chiều 23 tháng 5 năm 2014, ông  Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia khi trả lời báo chí cũng có một câu rất đúng rằng: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng. Vì vậy, vàng thì đúng là rất quý nhưng chủ quyền, độc lập dân tộc còn quý hơn vàng.

Nhưng buồn thay, vẫn có người cố tình không hiểu cốt lõi vấn đề, hoặc vì những ràng buộc nào đấy, những lý do gì đó, nên ngây thơ, ảo tưởng bám níu vào cái tình hữu nghi 4 tốt và 16 chữ vàng, thực ra là tình hữu nghị viển vông (tức là không tưởng, không bao giờ xẩy ra?- theo tự điển) rồi coi đó là cái mong muốn muôn thuở; vẫn giáo điều, ấu trĩ với quan điểm, ta và Trung Quốc cùng ý thức hệ, vẫn mơ màng với lời phát biểu "trong máu người Trung Quốc không có gien xâm lược" của người đứng đầu Trung Quốc. Thực tế trên biển Đông mà đêm qua, 23 tháng 5 năm 2014, lại thêm 7 nhân viên kiểm ngư Việt Nam bị thương do tàu Trung Quốc khiêu kích vẫn chưa làm cho họ mở mắt sao?

Tôi chợt nhớ đến câu chuyện ai đó viết ra để giải thích thêm về hai chữ viển vông:  Người phụ nữ đón con ở cổng trường. Thoáng qua chị thấy con có vẻ gì đó khác thường. “Con có chuyện gì thế?” - Chị hỏi. Cháu bé trả lời:  “Dạ không!”. Về đến gần nhà bỗng cháu cất tiếng: “Mẹ ơi, viển vông là gì hở mẹ?” -  Người mẹ nhìn con: “Là không thực tế, không có thực, khó có thể xảy ra...” - chị trả lời rồi hỏi hỏi “Vì sao con hỏi mẹ như thế?”. Con gái chị lại im lặng.

                                                                                      

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà thơ Hữu Thỉnh: “Cỏ bao phen phải làm lại từ đầu”

VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại ...